Những loại sâu bọ thường thấy và biện pháp khắc phục 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:16
1. Dòi đục thân, sâu ăn tạp:-Dòi đục thân: Ruồi chích lá hút nhựa và đẻ trứng vào vết chích ngay khi cây mới có 2 lá đơn đầu tiên. Dòi non nở ra đục vào gân lá, qua cuống vào thân làm chết từng phần hoặc cả cây, nếu tách ra sẽ thấy có dòi non ở bên trong.- Sâu ăn tạp: Trứng được đẻ thành từng ổ dưới mặt lá, có phủ lông tơ màu vàng ánh. Sâu mới nở thường sống tập trung quanh ổ trứng, cắn phá lớp biểu bì, lá chỉ còn lại gân lá.- Cách phòng trừ: Đối với hai đối tượng này, bà con nên dùng Basudin 10H rải trong lúc gieo hạt (20kg/ha). Khoảng 7- 14 ngày sau khi gieo (NSKG) nếu thấy xuất hiện sâu thì phun thuốc Basudin 40EC , Peran 50EC, Cyperan 50EC , 10EC, 25EC, Kinalux 25EC để phòng trị, hoặc có thể pha Cyperan + Kinalux để tăng công dụng của thuốc.2. Sâu xanh:Trứng được đẻ rải rác trên lá, thân, trái. Sâu non ăn gặm mặt trên hoặc dưới lá. Sâu lớn ăn thủng lá chỉ còn gân. Khi đậu có trái sâu đục một lỗ tròn trên trái chui đầu vào ăn hột. Do sâu có khả năng kháng thuốc cao nên rất khó trị bằng các loại thuốc thông thường. Cần luân phiên sử dụng các loại thuốc cúc tổng hợp như Alphan 5EC, Cyperan 25EC, Peran 50EC...3. Sâu xanh da láng:Hình dạng rất giống sâu xanh nhưng nhỏ hơn, da xanh lục với hai sọc vàng nâu chạy dọc hai bên thân mình, không có u gai trên thân như sâu xanh. Cách phòng trừ tương tự như sâu xanh.4. Sâu đục trái:Loài này chỉ tấn công trên cây đậu nành. Bướm nhỏ, màu vàng nâu rất tiệp với màu lá đậu..

1. Dòi đục thân, sâu ăn tạp:
-Dòi đục thân: Ruồi chích lá hút nhựa và đẻ trứng vào vết chích ngay khi cây mới có 2 lá đơn đầu tiên. Dòi non nở ra đục vào gân lá, qua cuống vào thân làm chết từng phần hoặc cả cây, nếu tách ra sẽ thấy có dòi non ở bên trong.
- Sâu ăn tạp: Trứng được đẻ thành từng ổ dưới mặt lá, có phủ lông tơ màu vàng ánh. Sâu mới nở thường sống tập trung quanh ổ trứng, cắn phá lớp biểu bì, lá chỉ còn lại gân lá.
- Cách phòng trừ: Đối với hai đối tượng này, bà con nên dùng Basudin 10H rải trong lúc gieo hạt (20kg/ha). Khoảng 7- 14 ngày sau khi gieo (NSKG) nếu thấy xuất hiện sâu thì phun thuốc Basudin 40EC , Peran 50EC, Cyperan 50EC , 10EC, 25EC, Kinalux 25EC để phòng trị, hoặc có thể pha Cyperan + Kinalux để tăng công dụng của thuốc.
2. Sâu xanh:
Trứng được đẻ rải rác trên lá, thân, trái. Sâu non ăn gặm mặt trên hoặc dưới lá. Sâu lớn ăn thủng lá chỉ còn gân. Khi đậu có trái sâu đục một lỗ tròn trên trái chui đầu vào ăn hột. Do sâu có khả năng kháng thuốc cao nên rất khó trị bằng các loại thuốc thông thường. Cần luân phiên sử dụng các loại thuốc cúc tổng hợp như Alphan 5EC, Cyperan 25EC, Peran 50EC...
3. Sâu xanh da láng:
Hình dạng rất giống sâu xanh nhưng nhỏ hơn, da xanh lục với hai sọc vàng nâu chạy dọc hai bên thân mình, không có u gai trên thân như sâu xanh. Cách phòng trừ tương tự như sâu xanh.
4. Sâu đục trái:
Loài này chỉ tấn công trên cây đậu nành. Bướm nhỏ, màu vàng nâu rất tiệp với màu lá đậu khô, thân và trái đậu sắp chín. Chúng đẻ trứng rải rác trên trái đậu non vừa có hạt. Sâu nở ra đục ngay vào trái đậu và ở bên trong ăn dần từ hạt này đến hạt khác. Sâu có thể ăn cả trái đậu hoặc chỉ làm mẻ hạt. Khi ăn hết trái này sâu chui ra ngoài đục vào trái khác.
- Cách phòng trừ: Trước khi trổ hoa 1 tuần nên phun ngừa bằng các loại thuốc Cyperan 25EC, Peran 50EC hoặc Alphan 5EC để diệt trừ bướm và sâu non nếu có. Khi cây trổ 1-2 hoa, phun một lần nữa để diệt và đuổi bướm đi không cho bướm đẻ trứng.
Giai đoạn đậu có trái phun các loại thuốc Peran 50EC, Match 50ND, Kinalux + Cyperan nên phun hai lần cách nhau 4-5 ngày không để sâu chui vào trái đậu sẽ rất khó diệt. Sau đó phun 6-7 ngày/lần đến khi trái đậu no, hạt tương đối cứng có thể ngừng phun nhưng cần phải thăm đồng thường xuyên, nếu thấy xuất hiện lại thì phải diệt ngay.
Trên cây xoài có nhiều đối tượng sâu, bệnh gây hại, trong đó đối tượng nguy hiểm nhất là rầy nhảy-còn gọi là rầy bông xoài, rầy mắt to. Nếu không được phòng trừ tốt, rầy có thể làm mất từ 20-100% năng suất xoài.
Sự gây hại: Rầy xuất hiện và gây hại quanh năm trên cây xoài. Tuy nhiên, chúng chỉ phát triển và gây hại nặng vào giai đoạn cây xoài bắt đầu ra chồi hoa đến khi đậu trái xong (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Cả ấu trùng (rầy non) và trưởng thành đều chích hút nhựa cây ở những bộ phận non như ngọn, lá non và đặc biệt ưa thích cuống bông. Bông bị rầy gây hại sẽ bị khô héo, không có khả năng đậu trái. Khi đã có trái non thì sẽ bị còi cọc và rụng. Ngoài ra chất thải của rầy còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát sinh trên lá, bông và trái làm ảnh hưởng tới quang hợp của cây và hình thức trái xoài.
Phòng trừ: có thể dùng phương pháp bẫy đèn để thu và tiêu diệt rầy trưởng thành; làm vệ sinh, xén tỉa cho tán cây thông thoáng để hạn chế sự phát triển. Khi bị rầy gây hại, nhất là giai đoạn ra hoa-đậu quả, thì cần phải phun thuốc hoá học để phòng trừ. Thường phải phun 2 lần: Lần 1 vào giai đoạn hình thành chồi hoa và nụ; lần 2 cách lần 1 từ 7-10 ngày để diệt những ấu trùng mới nở, tránh rầy tái phát. Cần lưu ý: Phun thuốc vào giai đoạn ra nụ và trái non có thể làm khô bông và rụng trái, vì vậy cần lựa chọn các loại thuốc đặc trị sâu chích hút và ít ảnh hưởng tới bông và trái xoài non. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: Marshal (0,2%), Karate, Selecron (0,15-0,2%), Confidor, Secsaigon, Actara (1%). Khi hoa nở rộ thì hạn chế phun thuốc để tránh ảnh hưởng tới việc đậu trái. Khi trái đã lớn bằng ngón chân cái thì có thể không cần phun thuốc, vì khi đó rầy không còn khả năng gây hại nặng
Sâu hại đỗ tương
- Ruồi đục thân: Phá hại giai đoạn cây con, đục rỗng thân làm chết cây, những cây sống sót thì thấp lùn, ít quả. Ruồi đục thân hại mạnh trên đỗ tương đông (tháng 10) và đỗ tương xuân (tháng 2-4), đỗ tương hè ít bị hại.
Biện pháp phòng trừ: Áp dụng biện pháp luân canh; lựa chọn thời vụ gieo thích hợp để tránh ruồi phá mạnh khi đỗ tương còn nhỏ, phun thuốc trừ sâu hay rắc Basudin vào đất, tỉa bỏ những cây bị hại.
- Sâu cuốn lá: Là sâu hại phổ biến của đỗ tương, hại lá đỗ tương từ giai đoạn cây con đến khi có quả non. Sâu nhả tơ cuốn lá lại, hại lá từ bên trong làm giảm diện tích quang hợp của cây, giảm năng suất.
Biện pháp phòng trừ: luân canh với các cây họ hoà thảo hay trồng xen với các cây khác để tăng cường các côn trùng có ích; tăng cường bắt sâu bằng tay khi sâu còn nhỏ, ngắt bỏ các lá bị sâu hại không để lan sang các cây khác.
- Sâu đục quả: Gây tác hại nghiêm trọng cho đỗ tương. Sâu phá hại từ khi đỗ tương ra quả đến khi thu hoạch, sâu ăn vỏ quả, ăn hạt, đục rỗng bên trong quả, thậm chí đục cả thân làm chết cây. Sâu gây hại nhiều trong vụ xuân, hè, thu (từ tháng 4-10). Biện pháp phòng trừ: Áp dụng biện pháp luân canh; sau khi thu hoạch đỗ tương, cày bừa ngâm nước 2-3 ngày để diệt nhộng; phun thuốc trừ sâu 1-2 lần khi cây ra hoa và quả non; phơi đỗ tương ngay sau thu hoạch để diệt sâu trong quả, hạn chế phá hại của sâu cho vụ sau.