Sâu đục trái na và cách phòng trị 

Được đăng : 13-12-2016 13:59:29
Câu hỏi: Trên cây na (mà nhiều người chỗ tôi gọi là cây mãng cầu ta) ở chỗ chúng tôi gần đây hay bị mội lọai sâu lớn cỡ cây tăm, con lớn có khi bằng cọng nhang, có đầu mầu nâu, thân mình mầu đen xám, đục vào bên trong trái để gây hại, làm cho trái bị hư thối. Xin cho biết đó là con sâu gì? Có cách nào để phòng trừ chúng? Lê Văn Năm, và một vài nhà vườn ở Định Quán (Đồng Nai)Trả lời: Qua mô tả trong thư của các bạn chúng tôi cho rằng con sâu đang gây hại cho trái na ở chỗ các bạn có thể làø con sâu đục trái (Anonaepestis bengalella). Không riêng gì ở nước ta lòai sâu này còn gây hại cho na ở một số nước trong khu vực như: Philippines, Thái lan, Indonesia...Theo điều tra của các nhà chuyên môn thì ở ĐBSCL lòai sâu này thường xuất hiện và gây hại ở hầu khắp các vùng trồng na ở đây. Có những vườn tỷ lệ trái bị hại có khi lên đến trên 50% tổng số trái điều tra trong vườn. Theo một đồng nghiệp của chúng tôi cho..

Câu hỏi: Trên cây na (mà nhiều người chỗ tôi gọi là cây mãng cầu ta) ở chỗ chúng tôi gần đây hay bị mội lọai sâu lớn cỡ cây tăm, con lớn có khi bằng cọng nhang, có đầu mầu nâu, thân mình mầu đen xám, đục vào bên trong trái để gây hại, làm cho trái bị hư thối. Xin cho biết đó là con sâu gì? Có cách nào để phòng trừ chúng?
Lê Văn Năm, và một vài nhà vườn
ở Định Quán (Đồng Nai)
Trả lời: Qua mô tả trong thư của các bạn chúng tôi cho rằng con sâu đang gây hại cho trái na ở chỗ các bạn có thể làø con sâu đục trái (Anonaepestis bengalella). Không riêng gì ở nước ta lòai sâu này còn gây hại cho na ở một số nước trong khu vực như: Philippines, Thái lan, Indonesia...
Theo điều tra của các nhà chuyên môn thì ở ĐBSCL lòai sâu này thường xuất hiện và gây hại ở hầu khắp các vùng trồng na ở đây. Có những vườn tỷ lệ trái bị hại có khi lên đến trên 50% tổng số trái điều tra trong vườn. Theo một đồng nghiệp của chúng tôi cho biết thì ở miền Đông Nam bộ (trong đó có vùng của các bạn), lòai sâu này cũng thường có mặt trong các vườn na được trồng theo hướng tập trung chuyên canh, và cả những vườn trồng riêng lẻ.
Con trưởng thành của lọai sâu này có mầu nâu xám, cánh trước có mầu xanh ánh kim, sải cánh rộng khỏang 26-28mm. Con cái đẻ trứng trên các vết nứt của trái từ khi trái còn non.
Sau khi nở ấu trùng đục vào bên trong ăn phá phần thịt trái rồi thải phân ra ngòai. Những hạt phân nhỏ ly ty mầu nâu đen được kết dính lại với nhau thành từng cục, bám dính ở bên ngòai vỏ trái, vì thế khi trái bị sâu gây hại nhìn bề ngòai rất dễ nhận biết. Trong một trái na có thể có đến vài con ấu trùng cùng gây hại. Aáu trùng có đầu mầu nâu, cơ thể mầu xám đen (như các bạn đã quan sát và mô tả), ở tuổi cuối ấu trùng dài khỏang 20-22 mm.
Khi đẫy sức ấu trùng thường hóa nhộng ngay bên trong trái trong một cái vỏ kén được dệt bằng tơ. Ban đầu nhộng có mầu vàng nâu, khi gần vũ hóa chúng chuyển dần sang mầu đen.
Để hạn chế tác hại của sâu, các bạn có thể áp dụng một vài biện pháp sau đây:
-Thu gom và tiêu hủy trái đã bị sâu hại: Từ khi na có trái non trở đi cần kiểm tra trái na thường xuyên, để phát hiện sớm những trái đã bị sâu tấn công. Thu gom sớm tòan bộ những trái đã bị sâu gây hại đem chôn để diệt sâu bên trong. Nếu làm tốt được khâu này sẽ có tác dụng rất tốt để hạn chế mật số sâu ở những đợt kế tiếp.
Dùng thuốc hóa học: Việc phun xịt thuốc hóa học để diệt trừ những lọai sâu đục trái nói chung và sâu đục trái na nói riệng thường thu được hiệu qủa rất thấp do con sâu đã nằm sâu bên trong trái. Tuy nhiên nếu gặp những thời điểm sâu non (ấu trùng) nở rộ mà chưa kịp đục chui vào bên trong trái thì hiệu qủa của việc phun xịt thuốc vẫn khá cao. Vì thế từ khi cây tượng trái non trở đi cố gắng kiểm tra trái na thường xuyên để phát hiện những thời điểm nở rộ của sâu non, và phun xịt thuốc kịp thời. Về thuốc các bạn có thể sử dụng bằng một trong những lọai thuốc như: Lancer 40EC hoặc 50SP/75SP; Monster 40EC hoặc 75WP; Dimenat 40EC; Bitox 40EC hoặc 50EC; Sagolex 30EC; Sumitigi 30EC...Về liều lượng và cách sử dụng các bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn có in trên vỏ bao bì.
Để tiết kiệm thuốc, công phun xịt, giảm bớt ô nhiễm môi trường và đặc biệt là để hạn chế tác hại cho thiên địch các bạn nhớ là chỉ xịt thuốc vào những chỗ có trái, và xịt ướt đều hết vỏ trái, tránh phun xịt thuốc tràn lan. Đặc biệt chú ý phải bảm đảm thời gian cách ly của thuốc để tránh gây độc hại cho người ăn.