Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo hướng GAP ở ĐBSCL 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:16
Theo Viện Cây ăn quả (CAQ) miền Nam, có nhiều loại hoa quả ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có chất lượng ngon, tiềm năng xuất khẩu tốt và có khả năng cạnh tranh trên thị trường ở khu vực và quốc tế, nhưng trong lĩnh vực này vẫn còn những hạn chế, thách thức khi gia nhập WTO. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoa quả tại ĐBSCL, tiến tới tạo sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng GAP (thực hành nông nghiệp tốt) là vấn đề sống còn của ngành trái quả Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.Hạn chế cần khắc phục:Theo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, vùng ĐBSCL, hiện có khoảng 300.000 ha cây ăn quả (CAQ), chiếm 40% số diện tích CAQ cả nước với nhiều chủng loại, trong đó có nhiều giống ngon nổi tiếng như: xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, vú sữa lò rèn, quýt hồng, quýt đường, cam sành, sầu riêng sữa hạt lép... Tuy nhiên, qua khảo sát của Viện CAQ miền Nam cho thấy: có hơn 30 chủng loại CAQ được trồng ở các tỉnh ĐBSCL, đa số có quy mô nhỏ, hộ có diện tích ít nhất là 0,3 ha và nhiều nhất 2,5 ha. Việc trồng nhiều loại CAQ trong vườn (trồng từ 2 đến 3 loại CAQ chiếm tới 80% số hộ và hộ trồng trên 3 loại cây chiếm khoảng 20%), mặc dù có thuận lợi là mùa nào quả đó, nhưng lại không phù hợp cho sản xuất lớn mang tính hàng hóa, do sản..

Theo Viện Cây ăn quả (CAQ) miền Nam, có nhiều loại hoa quả ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có chất lượng ngon, tiềm năng xuất khẩu tốt và có khả năng cạnh tranh trên thị trường ở khu vực và quốc tế, nhưng trong lĩnh vực này vẫn còn những hạn chế, thách thức khi gia nhập WTO. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoa quả tại ĐBSCL, tiến tới tạo sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng GAP (thực hành nông nghiệp tốt) là vấn đề sống còn của ngành trái quả Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.
Hạn chế cần khắc phục:
Theo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, vùng ĐBSCL, hiện có khoảng 300.000 ha cây ăn quả (CAQ), chiếm 40% số diện tích CAQ cả nước với nhiều chủng loại, trong đó có nhiều giống ngon nổi tiếng như: xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, vú sữa lò rèn, quýt hồng, quýt đường, cam sành, sầu riêng sữa hạt lép... Tuy nhiên, qua khảo sát của Viện CAQ miền Nam cho thấy: có hơn 30 chủng loại CAQ được trồng ở các tỉnh ĐBSCL, đa số có quy mô nhỏ, hộ có diện tích ít nhất là 0,3 ha và nhiều nhất 2,5 ha. Việc trồng nhiều loại CAQ trong vườn (trồng từ 2 đến 3 loại CAQ chiếm tới 80% số hộ và hộ trồng trên 3 loại cây chiếm khoảng 20%), mặc dù có thuận lợi là mùa nào quả đó, nhưng lại không phù hợp cho sản xuất lớn mang tính hàng hóa, do sản lượng nhỏ, có nhiều dạng quả, chất lượng không đều, giá thành cao, thất thoát sau thu hoạch chiếm gần 20%. Đa số các tỉnh ở ĐBSCL chưa quan tâm xây dựng vùng chuyên canh CAQ, sản xuất còn tự phát, manh mún, nên khi muốn thu mua với số lượng lớn thường gặp rất nhiều khó khăn. Công tác giống cây ăn quả tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, do các cơ sở sản xuất giống CAQ đều thiếu vườn cây đầu dòng, hoặc không có vườn cung cấp mắt ghép nhân từ cây đầu dòng được xác nhận, nên cây giống kém chất lượng. Nếu xét về diện tích và sản lượng CAQ thì hiện nay chỉ có một số ít giống cây ăn quả tại vùng này là có thể đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu, do trên cùng một chủng loại CAQ mà có nhiều mẫu mã khác nhau. Việc hình thành, phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã CAQ và doanh nghiệp thu mua còn chậm. Toàn vùng ĐBSCL mới có 15 hợp tác xã CAQ và 7 công ty và doanh nghiệp lớn thu mua chế biến rau quả, nhưng phần lớn các hợp tác xã chỉ mang tính hình thức và tính liên kết chưa cao, hoạt động chưa hiệu quả.
Xây dựng mô hình sản xuất theo hướng GAP:
Ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn(TNHH) thanh long Hoàng Hậu, là Công ty sản xuất và xuất khẩu quả thanh long hàng đầu của Việt Nam cho biết: thương hiệu Thanh long Hoàng Hậu đang chiếm thị phần lớn ở thị trường các nước châu Á, châu Âu. Công ty đã trồng được 100 ha cây thanh long và thực hiện công nghệ sau thu hoạch theo qui trình trình: phân loại quả thanh long, vào băng chuyền rửa, diệt khuẩn, làm khô và đóng gói, bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ 4 đến 8 độ C, thời gian bảo quản từ 35 đến 40 ngày. Hiện Công ty đang đầu tư trồng mới thêm 300 ha cây thanh long theo tiêu chuẩn châu Âu (EUREPGAP) để đáp ứng nhu cầu thị trường cao cấp trong nước và xuất khẩu.
Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, hiện nay nhiều chương trình sản xuất CAQ an toàn đã được xây dựng ở các địa phương. Bên cạnh, Liên kết GAP sông Tiền đã được thành lập năm 2005 dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm 6 tỉnh (Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Thành phố Hồ Chí Minh) tham gia, gần đây với sự hỗ trợ của tổ chức nước ngoài, đề tài "Phát triển hệ thống GAP cho người trồng và nhà xuất khẩu quả thanh long" ở 2 tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang đã được triển khai thực hiện. Song song đó, các tỉnh có diện tích CAQ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu quan tâm xây dựng quy hoạch và phân vùng thích nghi CAQ đến năm 2010 đồng thời thực hiện các dự án, chương trình lớn, nhằm phát triển toàn diện CAQ chủ lực. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh… thấy được tầm quan trọng của sản xuất CAQ theo hướng chất lượng và an toàn thực phẩm GAP, nên đã triển khai các đề tài cấp tỉnh, nhằm hỗ trợ và phát triển các loại CAQ đặc sản theo hướng GAP, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi chất lượng cao. Cụ thể như: tỉnh Bến Tre có dự án "Chương trình phát triển 4.000 ha bưởi da xanh của tỉnh đến năm 2010", Tiền Giang có "Chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cây ăn quả đặc sản của tỉnh như: quả sơ ri Gò Công, vú sữa Vĩnh Kim, dứa Tân Phước, xoài cát Hoà Lộc". Ngoài ra còn có một số đề tài trọng điểm cấp Bộ (Bộ NN-PTNT): đề tài nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất tiên tiến (GAP) cho một số CAQ chủ lực (dứa, bưởi, xoài, thanh long) được thực hiện tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre (giai đoạn 2006 đến 2010); đề tài xây dựng qui trình sản xuất quả chất lượng và an toàn thực phẩm đối với xoài cát Hoà Lộc và sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép được thực hiện tại tỉnh Bình Phước và Tiền Giang (2005 đến 2007); đề tài xây dựng vùng sản xuất cam an toàn, nhãn an toàn tại tỉnh Tiền Giang (năm 2006).