Bệnh do Parvovirus trên heo 

Được đăng : 13-12-2016 13:47:30
I. Nguyên nhân: Parvovirus là loại virus nhỏ (20nm), không vỏ bọc ADN gây xáo trộn sinh sản như: nâng, giảm lứa đẻ, thai hóa gỗ và heo con đẻ ra yếu, chết ngay sau sinh hoặc còi cọc, chậm lớn. Bệnh xảy ra chủ yếu trên heo nái hậu bị, nái đã đẻ nhiều lứa và heo nọc dưới 70 - 80 ngày tuổi.Virus được tìm thấy trong dịch mũi, nước tiểu, phân và hạch amygdale. Đối với heo nái: virusthường xuất hiện ở màng niêm âm hộ. Trên heo nọc:virus thường có ở dịch hoàn và tinh trùng.II. Cách sinh bệnh Virus xâm nhiễm..

I. Nguyên nhân: Parvovirus là loại virus nhỏ (20nm), không vỏ bọc ADN gây xáo trộn sinh sản như: nâng, giảm lứa đẻ, thai hóa gỗ và heo con đẻ ra yếu, chết ngay sau sinh hoặc còi cọc, chậm lớn. Bệnh xảy ra chủ yếu trên heo nái hậu bị, nái đã đẻ nhiều lứa và heo nọc dưới 70 - 80 ngày tuổi.
Virus được tìm thấy trong dịch mũi, nước tiểu, phân và hạch amygdale. Đối với heo nái: virus
thường xuất hiện ở màng niêm âm hộ. Trên heo nọc:
virus thường có ở dịch hoàn và tinh trùng.
II. Cách sinh bệnh
Virus xâm nhiễm qua đường mũi miệng hay đường sinh dục, khoảng 10 ngày sau trên thú cái virus vào máu làm giảm bạch cầu. Từ ngày 10 - 14 virus đến nhau thai. Virus có thể xuyên qua màng nhau ở ngày thứ 30 sau khi thụ tinh và làm cho toàn bộ số phôi bị cảm nhiễm gây chết phôi và hóa gỗ. những nái bị nhiễm virus vào giai đoạn cuối của thời kỳ chửa có thể không gây chết thai. Riêng trên heo nọc có thể thấy virus trong dịch hoàn và tinh trùng khoảng 5 - 9 ngày sau khi nhiễm. Ngoài ra, bệnh có thể lây lan từ nọc sang nái hoặc ngược lại do giao phối trực tiếp với heo mắc bệnh hoặc qua gieo tinh nhân tạo từ tinh dịch của nọc mắc bệnh..
III. Triệu chứng:
- Heo nái đang mang thai có thể động dục trở lại và có biểu hiện động dục không thường xuyên.
- Heo không đẻ hoặc đẻ rất ít con. Tỷ lệ đẻ thấp (36%), số con ít (dưới 5 con). Heo con yếu, khô hoặc chết ngay sau khi sinh
- Heo nái có thể bị sẩy thai
IV. Bệnh tích: thường thấy trên tử cung heo nái
- Phôi chết và khô kèm theo những đám hoại tử trên thành tử cung.
- Bào thai nhỏ, xuất huyết và phù nề trước khi chết. bào thai chết bị teo dần.
V. Phòng bệnh
- Tiêm phòng cho đàn heo cảm nhiễm là cách tốt nhất tránh thiệt hại do bệnh gây nên.
- Cách ly nghiêm ngặt những heo nái hậu bị mới đưa vào trại và theo dõi hàng ngày.
- Vaccin: Parvovax: liều 2ml/nái và nọc
Đực làm việc: 6 tháng/lần, 1liều/con.
Đực hậu bị, cái hậu bị: thời điểm 150 ngày tuổi, 1liều/con.
Nái đẻ và nuôi con: 12 - 14 ngày sau khi sinh, 1liều/con.