Bệnh xoắn khuẩn trên gia súc 

Được đăng : 13-12-2016 13:47:30
Bệnh xoắn khuẩn, còn gọi là bệnh vàng da (hay Hoàng đản), là loại bệnh truyền nhiễm chung có thể lây cho người và các gia súc khác. Trên heo, bệnh thường gây chết heo con, gây sảy thai hoặc đẻ non trên heo nái sinh sản.1. Nguyên nhân: Gia súc bị lây nhiễm mầm bệnh qua đường miệng, qua thức ăn, nước uống, qua vết thương trên da, niêm mạc hoặc qua đường sinh dục. Xoắn khuẩn đi vào các cơ qun phủ tạng như não, gan, lách, thận gây bại huyết, hủy hoại chức năng gan, thận gây vàng da. Đối với gia súc sinh sản, nếu bị nhiễm xoắn khuẩn trong thời gian mang thai có thể gây chết thai ở giai đoạn đầu và sảy thai ở giai đoạn cuối. Ngoài ra xoắn khuẩn còn có thể gây tổn thương thần kinh trung ương, gây viêm não trên một số loài gia súc.2. Triệu chứng: biểu hiện ở 3 thể a/ Thể cấp tính: Gia súc sốt cao..

Bệnh xoắn khuẩn, còn gọi là bệnh vàng da (hay Hoàng đản), là loại bệnh truyền nhiễm chung có thể lây cho người và các gia súc khác. Trên heo, bệnh thường gây chết heo con, gây sảy thai hoặc đẻ non trên heo nái sinh sản.
1. Nguyên nhân:
Gia súc bị lây nhiễm mầm bệnh qua đường miệng, qua thức ăn, nước uống, qua vết thương trên da, niêm mạc hoặc qua đường sinh dục. Xoắn khuẩn đi vào các cơ qun phủ tạng như não, gan, lách, thận gây bại huyết, hủy hoại chức năng gan, thận gây vàng da. Đối với gia súc sinh sản, nếu bị nhiễm xoắn khuẩn trong thời gian mang thai có thể gây chết thai ở giai đoạn đầu và sảy thai ở giai đoạn cuối. Ngoài ra xoắn khuẩn còn có thể gây tổn thương thần kinh trung ương, gây viêm não trên một số loài gia súc.
2. Triệu chứng: biểu hiện ở 3 thể
a/ Thể cấp tính:
Gia súc sốt cao 41 – 42oC, thở nhanh, gấp, đi xiêu vẹo, sau đó thường nằm bệt một chỗ, co giật run lên từng cơn, sùi bọt mép. Da và niêm mạc vàng, nước tiểu đỏ, sau đó màu vàng sẩm. Trong một vài trường hợp gia súc có triệu chứng thần kinh, đi vòng vòng, húc đầu vào tường, kêu la và lăn ra chết sau 1 – 2 ngày mắc bệnh.
b/ Thể mãn tính:
Qua thời kỳ cấp tính, gia súc phát bệnh âm ỉ, chậm dần. Gia súc mắc bệnh kém ăn hoặc bỏ ăn, bị táo bón, uống nhiều nước. Nước tiểu màu hồng, sau đó chuyển sang màu vàng nhạt dần. Con vật gầy, da vàng, mặt và phần bụng bị phù thủng, liệt chân sau, con vật yếu dần và chết.
c/ Thể rối loạn sinh sản:
Trên nái sinh sản dễ bị sảy thai, hoặc lưu thai, tỷ lệ con sơ sinh chết cao, nái bị mất sữa và da vàng.
Trên con đực: bao dương vật sưng to, con vật gầy ốm dần, khả năng phối giống giảm.
3. Bệnh tích:
Đặc trưng nhất là màu vàng ở da, trên niêm mạc; mỡ có mùi khét. Trong xoang ngực và xoang bụng có chứa nước màu vàng, phổi bị tụ huyết thành từng đám. Mật teo nhỏ, nước mật đặc như keo; thận bị xuất huyết màu tái nhợt.
4. Điều trị:
- Dùng Neodexin, liều 1ml/ 5kgP, tiêm bắp.
- Có thể phối hợp kháng sinh:
Penicillin 1.000.000IU + 1gr Streptomycin/50 kgP, tiêm bắp trong 3 – 7 ngày.
- Trợ sức bằng Vitamin B12 + C trong thời gian điều trị.
5. Phòng bệnh:
- Biện pháp tốt nhất là tiêm vaccin Streptospiria theo quy trình thú y.
- Vệ sinh sát trùng chuồng trại theo định kỳ.
- Nếu xảy ra bệnh, phải cách ly gia súc mắc bệnh và tích cực điều trị. Gia súc chết phải xử lý theo quy định của ngành thú y.
- Tích cực tiêu diệt chuột – là loài vật trung gian gây lây lan mầm bệnh nguy hiểm nhất.