Cách phòng trị bệnh lùn xoắn lá và rầy nâu 

Được đăng : 13-12-2016 12:29:37
Về con rầy nâu: Xin khẳng định một điều chắc chắn với bạn rằng chúng không thể lây qua hạt lúa giống để gây hại cho vụ sau được. Vậy bạn cứ yên tâm dùng hạt giống trên ruộng đang bị rầy nâu gây hại ở vụ Đông xuân (ĐX) này để gieo trồng cho vụ Hè thu (HT) sắp tới. Tuy nhiên do ruộng của bạn đang bị rầy nâu gây hại nặng, tức giống lúa của nhà bạn là giống nhiễm rầy, hoặc chỉ kháng rất yếu, nếu sang năm trồng lại giống này bạn phải hết sức chú ý đối với con rầy nâu.Về bệnh lùn xoắn lá chúng tôi xin trao đổi với bạn như sau: Bệnh lùn xoắn lá là một bệnh do virus gây ra, chúng được lây truyền từ cây bị bệnh sang cây khỏe nhờ con rầy nâu (Nilaparvata lugens) làm môi giới truyền bệnh, bằng cách những con rầy nâu "khỏe" (tức trong cơ thể chúng chưa có virus gây..

Về con rầy nâu: Xin khẳng định một điều chắc chắn với bạn rằng chúng không thể lây qua hạt lúa giống để gây hại cho vụ sau được. Vậy bạn cứ yên tâm dùng hạt giống trên ruộng đang bị rầy nâu gây hại ở vụ Đông xuân (ĐX) này để gieo trồng cho vụ Hè thu (HT) sắp tới. Tuy nhiên do ruộng của bạn đang bị rầy nâu gây hại nặng, tức giống lúa của nhà bạn là giống nhiễm rầy, hoặc chỉ kháng rất yếu, nếu sang năm trồng lại giống này bạn phải hết sức chú ý đối với con rầy nâu.
Về bệnh lùn xoắn lá chúng tôi xin trao đổi với bạn như sau: Bệnh lùn xoắn lá là một bệnh do virus gây ra, chúng được lây truyền từ cây bị bệnh sang cây khỏe nhờ con rầy nâu (Nilaparvata lugens) làm môi giới truyền bệnh, bằng cách những con rầy nâu "khỏe" (tức trong cơ thể chúng chưa có virus gây bệnh lùn xoắn lá), khi chích hút những cây lúa đã bị bệnh lùn xoắn lá thì rầy nâu sẽ tiếp nhận những con virus gây bệnh từ những cây lúa bị bệnh đó. Nếu những con rầy nâu này lại tiếp tục đi chích hút những cây lúa khỏe chưa bị bệnh thì những cây lúa khỏe sẽ bị nhiễm bệnh (cũng giống như những con muỗi Anopheles cái lây truyền virus bệnh sốt rét từ người bệnh sang người khỏe vậy). Như vậy những giống lúa bị nhiễm rầy nâu nhiều sẽ có nguy cơ bị bệnh lùn xoắn lá nhiều hơn những giống lúa kháng rầy hoặc nhiễm rầy nâu ít.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về bệnh lùn xoắn lá cho thấy, cho đến nay ngòai cách lây truyền như đã nói ở trên chưa phát hiện thấy bệnh lùn xoắn lá lây truyền qua hạt giống, qua đất... Như vậy, hạt lúa của ruộng đã bị bệnh lùn xoắn lá ở vụ trước vẫn có thể làm giống gieo trồng cho vụ sau mà không sợ bệnh lây lan qua hạt giống gây hại cho cây lúa ở vụ sau.
Rất tiếc trong thư bạn không nói rõ rằng ruộng lúa của nhà bạn đã bị nhiễm bệnh lùn xoắn lá chưa, nếu nhiễm rồi thì nặng hay nhẹ... nên khó tư vấn cho bạn được. Tuy nhiên nếu ruộng lúa của bạn ở vụ ĐX này đã bị bệnh nặng thì chúng tôi khuyên bạn không nên dùng làm giống cho vụ sau vì 2 lý do sau đây:
1- Giống của bạn là giống nhiễm rầy nâu, không kháng được bệnh lùn xoắn lá, do vậy dù bệnh không truyền qua hạt giống nhưng cây lúa ở vụ sau của bạn cũng sẽ bị bệnh gây hại nặng. Vì vậy bạn nên thay thế bằng giống khác mà vụ trước ở địa phương bạn giống đó không hoặc ít bị rầy nâu và bệnh lùn xoắn lá gây hại.
2- Nếu vụ ĐX này ruộng lúa của bạn bị nhiễm bệnh sớm (từ khi cây lúa còn nhỏ) cây lúa sẽ chậm phát triển, còi cọc không cho bông, trong trường hợp này đương nhiên cây lúa sẽ không cho hạt để làm giống cho vụ sau. Nhưng nếu bệnh xuất hiện trễ khi cây lúa đã qua giai đọan tăng trưởng thì cuối vụ cây lúa vẫn trỗ được, nhưng bông lúa sẽ ngắn, nhỏ, tỷ lệ lép lửng cao, chất lượng hạt giống kém, vậy bạn không nên dùng nó để làm giống.