Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo 

Được đăng : 13-12-2016 13:47:30
1. Nguyên nhân: Gây ra bệnh này là do nhiều virus viêm não và cơ tim (Encephalomyocarditis), và virus có tên là Lelystad là nguyên nhân gây ra bệnh ở Châu Âu, thuộc họ Togaviridae, là virus ARN. Với các đặc điểm như gây nhiễm và làm cho heo mang trùng day dẳng, bệnh có biểu hiện thầm lặng nên rất khó thấy được diễn tiến của bệnh. Khi sinh sản virus nhân lên trong các đại thực bào làm suy giảm miễn dịch của cơ thể heo. Đồng thời virus còn có khả năng biến đổi gen rất lớn, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vaccin phòng bệnh.2. Triệu chứng: Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi với triệu chứng bỏ ăn, sốt cao ở thời kỳ..

1. Nguyên nhân: Gây ra bệnh này là do nhiều virus viêm não và cơ tim (Encephalomyocarditis), và virus có tên là Lelystad là nguyên nhân gây ra bệnh ở Châu Âu, thuộc họ Togaviridae, là virus ARN. Với các đặc điểm như gây nhiễm và làm cho heo mang trùng day dẳng, bệnh có biểu hiện thầm lặng nên rất khó thấy được diễn tiến của bệnh. Khi sinh sản virus nhân lên trong các đại thực bào làm suy giảm miễn dịch của cơ thể heo. Đồng thời virus còn có khả năng biến đổi gen rất lớn, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vaccin phòng bệnh.
2. Triệu chứng: Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi với triệu chứng bỏ ăn, sốt cao ở thời kỳ đầu. Tai, bụng, âm hộ màu hơi xanh nên còn gọi là bệnh tai xanh.
- Đối với heo nái: heo ăn không ngon, thở khó, sốt nhẹ, thường gây sẩy thai vào giai đoạn cuối của kỳ mang thai, đẻ non vượt quá 8% và chết thai vượt quá 20%. Heo chậm lên giống trở lại, xuất huyết ở vùng tai, sau đó xuất huyết dưới da làm cho lỗ tai heo có màu xanh. Do đó, bệnh này còn được gọi là bệnh lỗ tai xanh.
- Heo nọc: kém linh hoạt, giảm tính hăng, tinh dịch loãng, mật độ tinh trùng giảm, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và cũng có biểu hiện lỗ tai xanh giống heo nái.
- Heo con: heo chết ngay lúc sinh ra, nếu heo sơ sinh còn sống thì phát triển không bình thường, chân bẹt, thở khó, ỉa chảy, sức sống yếu dễ chết. Tỷ lệ chết tăng cao ở heo sơ sinh và heo con trước khi cai sữa.
- Heo sau cai sữa: viêm kết mạc mắt làm mắt heo bị đỏ, xuất huyết ruột heo đi phân lỏng có lẫn máu, thở khó, xuất huyết ở da và có thể bị tổn thương da làm cho da sưng lên và heo có thể chết, tỷ lệ chết 5 – 10%.
3. Phòng bệnh:
- Khi nhập heo vào trại phải chú ý đến nguồn gốc heo, chất lượng heo.
- Thức ăn phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt, cần áp dụng kiểu nuôi “cùng vào, cùng ra” để ngăn chặn sự lây lan bệnh.
- Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng: Virkon và Farm Fluid.S
- Tiêm vaccin phòng bệnh.
4. Điều trị: Đây là loại bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị, tuy nhiên để ngừa phụ nhiễm có thể sử dụng các loại thuốc như sau:
- Kháng sinh: Tobra-Tylo, Tetracyclin, Oxytetracyclin
- Sinh tố: vitamin ADE hoà vào nước uống
- Tăng sức đề kháng: vitaminC, B1, B12
- Cung cấp năng lượng: trường hợp heo còn ăn được nên chuyển sang thức ăn có năng lượng cao, cho ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít thức ăn. Nếu heo đã bỏ ăn thì hoà sữa cho uống.