Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gia súc 

Được đăng : 13-12-2016 13:47:29
Bệnh do nhiều loài nguyên sinh động vật có kích thước nhỏ bé sống ký sinh trong máu của nhiều loại gia súc (trâu, bò, ngựa, dê, heo, chó?), chúng phá huỷ hồng cầu gây chứng thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, vàng da, hoặc ký sinh trong các hạch lympho làm hạch sưng to, đôi khi gia súc bệnh tiểu... ra huyết sắc tố làm nước tiểu có màu đỏ, gia súc bệnh suy nhược, gia súc chửa có thể bị sảy thaiBệnh do nhiều loài nguyên sinh động vật có kích thước nhỏ bé sống ký sinh trong máu của nhiều loại gia súc (trâu, bò, ngựa, dê, heo, chó?), chúng phá huỷ hồng cầu gây chứng thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, vàng da, hoặc ký sinh trong các hạch lympho làm hạch sưng to, đôi khi gia súc bệnh tiểu... ra huyết sắc tố làm nước tiểu có màu đỏ, gia súc bệnh suy nhược, gia súc chửa có thể bị sảy thaiBệnh được lây truyền gián tiếp qua các vectơ truyền bệnh và ký chủ trung gian là các loài ve, ruồi, mòng? các loài..

Bệnh do nhiều loài nguyên sinh động vật có kích thước nhỏ bé sống ký sinh trong máu của nhiều loại gia súc (trâu, bò, ngựa, dê, heo, chó?), chúng phá huỷ hồng cầu gây chứng thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, vàng da, hoặc ký sinh trong các hạch lympho làm hạch sưng to, đôi khi gia súc bệnh tiểu... ra huyết sắc tố làm nước tiểu có màu đỏ, gia súc bệnh suy nhược, gia súc chửa có thể bị sảy thai
Bệnh do nhiều loài nguyên sinh động vật có kích thước nhỏ bé sống ký sinh trong máu của nhiều loại gia súc (trâu, bò, ngựa, dê, heo, chó?), chúng phá huỷ hồng cầu gây chứng thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, vàng da, hoặc ký sinh trong các hạch lympho làm hạch sưng to, đôi khi gia súc bệnh tiểu... ra huyết sắc tố làm nước tiểu có màu đỏ, gia súc bệnh suy nhược, gia súc chửa có thể bị sảy thai
Bệnh được lây truyền gián tiếp qua các vectơ truyền bệnh và ký chủ trung gian là các loài ve, ruồi, mòng? các loài côn trùng này hút máu gia súc bệnh lan truyền sang gia súc khoẻ. Ở nước ta, bệnh được phát hiện ở trâu, bò, dê, cừu, ngựa và xảy ra nhiều vào tháng 4 ? 9 là lúc thời tiết thuận lợi cho nhiều loài côn trùng hút máu phát triển. Các loại ký sinh trùng máu tiêu biểu là :
- Tiên mao trùng (Trypanosoma): sống ký sinh trong mạch máu, lây truyền do loài ruồi, mòng hút máu
- Lê dạng trùng (Babesia), thê lê trùng (Theileria), biên trùng (Anaplasma): sống ký sinh trong tế bào hồng cầu, lây truyền do các loài ve hút máu.
Những năm gần đây bệnh có tỉ lệ tăng cao do nhiều giống bò ngoại nhập có khả năng đề kháng kém với ký sinh trùng gây bệnh và gia súc bệnh thường nhiễm cùng lúc 3 - 4 loại ký sinh trùng.
Triệu chứng bệnh
Trâu, bò sốt cao, kéo dài, thường không theo quy luật nào. Khi sốt cao gia súc thường có biểu hiện thần kinh như mất thăng bằng, quay cuồng, run rẩy từng cơn, sùi bọt mép. Nếu nặng hơn mắt đỏ ngầu, húc đầu vào tường, phá chuồng, lồng lộn.
Trâu, bò thiếu máu, niêm mạc mắt, mũi miệng nhợt nhạt, hoàng đản. Một số con viêm kết mạc và giác mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi, mắt có nhiều ghèn.
Nếu nhiễm lê dạng trùng hoặc thê lê trùng nước tiểu có màu hồng rồi chuyển dần sang màu nâu đỏ do chứa nhiều huyết sắc tố. Khi có nhiễm thê lê trùng các nốt bạch huyết sưng to nhất là những nốt gần nơi nhiễm ve.
Gia súc cho sữa giảm sản lượng sữa hoặc ngừng tiết sữa. Trâu, bò bệnh thường đi tiêu chảy kéo dài, vật gầy ốm, suy nhược, mất dần sức đề kháng, thường chết do kiệt sức.
Điều trị
Sử dụng TRYBABE ? thuốc đặc trị ký sinh trùng đường máu gia súc. Thuốc có 2 dạng: thuốc bột pha tiêm hoặc dung dịch tiêm.
+ Khi chẩn đoán xác định loài ký sinh trùng gây bệnh, sử dụng thuốc theo liều:
- Lê dạng trùng, biên trùng: 1ml/15kg thể trọng
- Tiên mao trùng: 1ml/10kg thể trọng
- Thê lê trùng:1ml/ 7kg thể trọng
+ Trường hợp không xác định rõ trâu bò nhiễm loại ký sinh trùng đường máu nào, dùng liều 1ml/7kg thể trọng để đảm bảo hiệu quả trên tất cả các loại ký sinh trùng đường máu.
Phòng bệnh
Hiện nay thị trường VIỆT NAM chưa lưu hành vắc xin phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gia súc, do đó biện pháp phòng bệnh chủ yếu là:
- Định kỳ tiêm TRYBABE vào tháng 4 và tháng 9 mỗi năm để phòng bệnh.
- Tiêu diệt ruồi, mòng, ve hút máu và truyền bệnh: Phát quang bờ bụi và bãi chăn để côn trùng không thể cư trú và phát triển được. Phun thuốc diệt côn trùng ở quanh chuồng trại theo định kỳ 1 tháng/ lần.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng hợp lý để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.