Kỹ thuật ngâm ủ mạ ở vụ xuân 

Được đăng : 13-12-2016 12:29:37
Điều tra phương pháp ngâm ủ mạ của bà con nông dân ở nhiều vùng trọng điểm lúa thuộc khu vực các tỉnh phía Bắc cho thấy, phổ biến áp dụng phương thức "Hai nước - hai cạn" tức là ngâm hạt giống 2 ngày đêm (48 giờ) và ủ 2 ngày đêm (48 giờ). Khi ủ cứ khoảng 16 giờ nhúng nước cho hạt giống đang ủ 1 lần để có đủ ẩm.Phương pháp ngâm ủ mạ theo kiểu "Hai nước-hai cạn" có một số hạn chế:- Thóc giống được ngâm ở thời kỳ nhiệt độ thấp, vì thế chưa hút đủ lượng nước, trong quá trình ủ vẫn phải nhúng nước thêm.- Do phải nhúng nước mà nhiệt độ không khí lại thấp nên đã làm cho nhiệt độ mạ bị hạ thấp, đặc biệt là phía trên và phía dưới đống mạ; trong khi nhiệt độ ở trung tâm lô mạ nhanh chóng tăng cao, kết quả là lô hạt giống nảy mầm không đều.- Do nhúng..

Điều tra phương pháp ngâm ủ mạ của bà con nông dân ở nhiều vùng trọng điểm lúa thuộc khu vực các tỉnh phía Bắc cho thấy, phổ biến áp dụng phương thức "Hai nước - hai cạn" tức là ngâm hạt giống 2 ngày đêm (48 giờ) và ủ 2 ngày đêm (48 giờ). Khi ủ cứ khoảng 16 giờ nhúng nước cho hạt giống đang ủ 1 lần để có đủ ẩm.
Phương pháp ngâm ủ mạ theo kiểu "Hai nước-hai cạn" có một số hạn chế:
- Thóc giống được ngâm ở thời kỳ nhiệt độ thấp, vì thế chưa hút đủ lượng nước, trong quá trình ủ vẫn phải nhúng nước thêm.
- Do phải nhúng nước mà nhiệt độ không khí lại thấp nên đã làm cho nhiệt độ mạ bị hạ thấp, đặc biệt là phía trên và phía dưới đống mạ; trong khi nhiệt độ ở trung tâm lô mạ nhanh chóng tăng cao, kết quả là lô hạt giống nảy mầm không đều.
- Do nhúng nước, tinh bột tan theo nước đọng xuống đáy nhanh chóng gây chua, dễ làm ảnh hưởng đến phần hạt giống phía dưới, nếu bị quá chua hạt giống dễ mất sức nảy mầm và bị thối.
- Hai ngày ủ là thời gian dài, nếu lô thóc giống tốt, có sức nảy mầm cao sẽ tạo ra lô mầm có rễ hoặc mầm quá dài, chất lượng mộng mạ thấp.
Để có mộng mạ chất lượng cao, khắc phục được các nhược điểm của phương pháp ngâm ủ mạ truyền thống, kỹ thuật ngâm ủ mạ vụ Xuân được thực hiện theo phương pháp cải tiến, cụ thể như sau:
- Xử lý thóc giống: Thóc giống lúa thuần cần xử lý loại bỏ hạt lép lửng (hạt lúa lai không cần xử lý); sau đó được xử lý bằng nước nóng 54oC để diệt được mầm bệnh và kích thích hạt giống chuyển sang giai đoạn hoạt động.
- Ngâm hạt giống: Hạt giống đã được xử lý ngâm trong nước sạch 72 giờ, cứ sau khi ngâm 24 giờ phải thay nước chua một lần. Khi đủ 72 giờ đem đãi thật sạch, để cho chảy hết nước đọng (ráo nớc) thì đem ủ. Lương nước ngâm cho thóc giống luôn gấp 3 lần thể tích thóc, tức là 1kg thóc giống cần ngâm với ít nhất là 3 lít nước sạch.
Với hạt giống lúa lai chỉ cần ngâm 36-40 giờ là đủ, trong khi ngâm, cứ 12-13 giờ cần thay nước chua một lần.
- ủ thóc giống: Vì nhiệt độ không khí tương đối thấp, nên thóc giống cần được ủ cẩn thận để giữ nhiệt tỏa ra, lô thóc giống nảy mầm nhanh và đồng đều. ở cách ngâm cải tiến, hạt giống đã hút no nước, nên không cần cho "uống nước" như cách ngâm cũ. Sử dụng bao vải bông, thấm nước, vắt kỹ, đổ thóc giống đã ngâm vào bao, để bao thóc giống vào nơi kín gió, đệm và phủ cẩn thận bằng bao tải ẩm hoặc rơm ẩm. Sau 30 giờ thì có lô ruộng đạt yêu cầu để gieo.
Tiêu chuẩn ruộng mạ tốt: Vừa có mầm vừa có rễ, rễ dài bằng 1/3 đến 1/2 chiều dài hạt thóc, mầm mới nhú.