Kỹ thuật trồng lúa và các loại giống lúa 

Được đăng : 13-12-2016 12:29:37
Do đặc điểm địa lí của nước ta mà mùa vụ cấy lúa ở các vùng khác nhau. Ở miền Bắc thời vụ gieo mạ cấy lúa như sau:Chiêm: 20-25 tháng 11Xuân: 1-10 tháng12Xuận Muộn: cuốI tháng 1 đến 10 tháng 2Mùa sớm: 5-15 tháng 6Mùa chính vụ: 5-20 tháng 6Kỹ thuật trồng lúa1. Thâm canh mạ (kỹ thuật thâm canh mà với giống ngắn ngày)Chọn hạt mẩy chắc: Áp dụng với các giống lúa thuần. Nhằm loại bỏ hạt cỏ (lồng vực) hạt lửng, lép. Dùng nước bùn loãng có tỷ trọng 1,13g/ml sẽ loại bỏ được toàn bộ hạt lửng, lép, cỏ. Cách làm như sau: Cho 17 – 18 lít nước vào thùng nhựa dung tích 20 lít, thêm bùn loãng vào khuấy đều, lấy quả trứng gà tươi làm phao thử, khi nào thấy quả trứng nổi lập lờ 1/3 quả là đạt yêu cầu, đổ thóc vào, hạt chắc chìm ở đáy thùng, hạt cỏ, lửng lép nổi lên trên mặt ta vớt bỏ.Khử trùng hạt giống: Khử trùng hạt giống đề phòng bệnh von, thối mộng mạ… lây truyền qua hạt giống sang cây mạ. Có nhiều biện pháp xử lý thóc giống như: Dùng thuốc trừ nấm: Bavistin, Đaconin, Captan… hoặc nước nóng 540C. Nhưng dễ làm và thuận tiện hơn cả là dùng nước vôi trong 2 – 3%. Cách làm như sau: Dùng 2 – 3 lạng vôi cục hoặc 4 – 5 lạng vôi mới tôi hòa trong 10 lít nước. Để lắng 15 – 20 phút lọc lấy 6 – 7 lít nước vôi trong, nếu lượng thóc giống lớn hơn phải dùng lượng vôi nhiều hơn. Ngâm được 6 – 7 kg thóc giống. Thời gian ngâm là 10 – 12 giờ sau đó vớt ra đãi sạch. Ngâm tiếp bằng nước lã 48 tiếng đối với lúa thuần (đủ 60 giờ cả nước vôi và nước lã) và 36 tiếng đối với lúa lai (đủ 36 giờ cả nước vôi trong và nước lã). Chú ý ngày thay nước 2 lần, để thóc trong bóng râm mát để phòng hiện tượng thối hạt giống do nước chua hoặc nhiệt độ cao. Đãi sạch hết nước chua, đem hạt giống ủ 24 – 30 giờ sẽ nảy mầm "gai dứa" đem gieo là vừa.Đất làm mạ phải cày vỡ, bừa ngả, ngâm nước chết cỏ và ngấu đất 5 – 6 ngày, sau khi..

Do đặc điểm địa lí của nước ta mà mùa vụ cấy lúa ở các vùng khác nhau. Ở miền Bắc thời vụ gieo mạ cấy lúa như sau:
Chiêm: 20-25 tháng 11
Xuân: 1-10 tháng12
Xuận Muộn: cuốI tháng 1 đến 10 tháng 2
Mùa sớm: 5-15 tháng 6
Mùa chính vụ: 5-20 tháng 6
Kỹ thuật trồng lúa
1. Thâm canh mạ (kỹ thuật thâm canh mà với giống ngắn ngày)
Chọn hạt mẩy chắc: Áp dụng với các giống lúa thuần. Nhằm loại bỏ hạt cỏ (lồng vực) hạt lửng, lép. Dùng nước bùn loãng có tỷ trọng 1,13g/ml sẽ loại bỏ được toàn bộ hạt lửng, lép, cỏ. Cách làm như sau: Cho 17 – 18 lít nước vào thùng nhựa dung tích 20 lít, thêm bùn loãng vào khuấy đều, lấy quả trứng gà tươi làm phao thử, khi nào thấy quả trứng nổi lập lờ 1/3 quả là đạt yêu cầu, đổ thóc vào, hạt chắc chìm ở đáy thùng, hạt cỏ, lửng lép nổi lên trên mặt ta vớt bỏ.
Khử trùng hạt giống: Khử trùng hạt giống đề phòng bệnh von, thối mộng mạ… lây truyền qua hạt giống sang cây mạ. Có nhiều biện pháp xử lý thóc giống như: Dùng thuốc trừ nấm: Bavistin, Đaconin, Captan… hoặc nước nóng 540C. Nhưng dễ làm và thuận tiện hơn cả là dùng nước vôi trong 2 – 3%. Cách làm như sau: Dùng 2 – 3 lạng vôi cục hoặc 4 – 5 lạng vôi mới tôi hòa trong 10 lít nước. Để lắng 15 – 20 phút lọc lấy 6 – 7 lít nước vôi trong, nếu lượng thóc giống lớn hơn phải dùng lượng vôi nhiều hơn. Ngâm được 6 – 7 kg thóc giống. Thời gian ngâm là 10 – 12 giờ sau đó vớt ra đãi sạch. Ngâm tiếp bằng nước lã 48 tiếng đối với lúa thuần (đủ 60 giờ cả nước vôi và nước lã) và 36 tiếng đối với lúa lai (đủ 36 giờ cả nước vôi trong và nước lã). Chú ý ngày thay nước 2 lần, để thóc trong bóng râm mát để phòng hiện tượng thối hạt giống do nước chua hoặc nhiệt độ cao. Đãi sạch hết nước chua, đem hạt giống ủ 24 – 30 giờ sẽ nảy mầm "gai dứa" đem gieo là vừa.
Đất làm mạ phải cày vỡ, bừa ngả, ngâm nước chết cỏ và ngấu đất 5 – 6 ngày, sau khi bừa ngả cần cày lại bừa kỹ cho thật nhuyễn, để lắng bùn, tháo bớt nước chia luống rộng 1,2 – 1,5m theo chiều dốc của ruộng để tiện tháo nước khi cần thiết.
Bón phân: 1 sào mạ (360m2) cần 300kg phân chuồng hoai mục 12 – 15 kg supe lân Lâm Thao, 9kg đạm urê, 9kg kali clorua. Bón lót sâu trước lần bừa cuối cùng để vùi phân vào đất ở độ sâu 8 – 10cm toàn bộ phân chuồng và lân. Bón lót mặt 3kg đạm urê, 3kg kaliclorua bón sau khi chia luống, dùng cào răng ngắn vùi phân ở lớp bề mặt 3 – 5cm, trang cho luống phẳng và hơi lồi hình mu rùa để nước trên bề mặt rút xuống hết.
+ Gieo mạ: Mật độ gieo 7 – 8 kg thóc giống đối với giống hạt nhỏ hoặc 8 – 9kg thóc với giống hạt to cho 1 sào, gieo cẩn thận 2 – 3 lượt cho hạt giống phân bố đều trên mặt luống mạ, nên gieo vào cuối buổi chiều để qua đêm hạt giống ngồi thuận lợi.
Chăm sóc: Sau khi gieo 1 – 2 ngày, dùng thuốc diệt cỏ Meco 60EC, Sofit 300ND: 35ml pha 10 lít nước phun cho 1 sào mạ (cả rãnh). Khi mạ có 1 lá thật đưa nước vào ruộng láng qua mặt luống mạ (khoảng 0,5 – 1cm) mạ có 2 – 2,5 lá bón thúc 3kg urê + 3kg kali cho 1 sào mạ, tiếp tục giữ nước. Mạ có 4 – 4,5 lá bón thúc lần 2: 3kg urê + 3kg kali, hai ngày sau khi bón, rút cạn nước để mạ cứng cây. Để cạn đến khi mặt bùn hết nhão thì đưa nước vào ngay (thường để cạn 2 –3 ngày). Tiếp tục giữ nước ngập chân mạ. Giữ cho ruộng mạ mềm bùn đến khi nhổ mạ cấy. Ruộng mạ đạt yêu cầu là: Mọc đồng loạt đẻ nhánh khi có 4 lá, cây mạ to, bẹp, xanh đậm. Cần phòng trừ kịp thời bọ trĩ hại mạ làm quăn héo ngọn lá, vàng cây.
2. Cấy và chăm sóc lúa
Mật độ và kỹ thuật cấy: Căn cứ vào giống, tuổI mạ, đất đai, phân bón, trình độ thâm canh và nhân lực của từng địa phương nhăm đảm bảo mật độ dày hợp lý để tận dụng ánh sáng, tăng cường quá trình quanh hợp, huy động các chất dinh dưỡng một cách có hiệu quả, đạt năng suất cao.
Kỹ thuật cấy: Nông tay để lúa sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh sớm, khoẻ. Cấy đều khóm, mỗI khóm 3-4 dảnh, đảm bảo mật độ. Nên cấy theo băng, theo hàng để dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Kỹ thuật chăm sóc:
Phân bón: Bón phân cho lúa đầy đủ và cân đốI N,P,K đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Lượng phân bón tuỳ thuốc vào trình độ thâm canh, giống lúa. Thông thường với điều kiện canh tác ở qui mô hộ gia đình (theo TS. Nguyễn Văn Hoan) nên tiến hành như sau:
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân (2 loại phân này được ủ lẫn với nhau). 50% lượng đạm + 50% lượng kali ở vụ xuận muộn, 40% lượng đạm và kali ở vụ xuân sớm, 60% lượng đạm và 50% lượng kali ở vụ mùa.
Bón thúc: Khi sục bùn đợt 1 (lúa bén rễ hồi xanh), bón thúc tiếp 40% lượng đạm ở vụ xuân và 30% lượng đạm ở vụ mùa. Lượng bón tùy theo đất tốt, xấu và lượng phân chuồng đầu tư. Các giống lúa thâm canh yêu cầu lượng phân cụ thể như sau:
Vụ xuận: 5 tạ phân chuồng/sào bắc bộ hay 14tấn/ha
25kg phân supe/sào hay 700kg/ha
12kg ure/sào bắc bộ hay 330kg/ha
11kg kali clorua/sào hay 305kg/ha
Vụ mùa: 4 tạ phân chuồng/sào hay 11tấn/ha
15kg ure/sào bắc bộ hay 420kg/ha
8kg ure/sào hay 190kg/ha
Nếu có điều kiện bón lượng phân chuồng lớn thì cứ 1 tạ phân chuồng tăng lên bón rút đi 2kg lân, 1kg đạm và 1kg kali.
Làm cỏ sục bùn: xớI sâu, kỹ, sạch cỏ dạI trong ruộng, gốc lúa và xung quanh bờ.
Tưới nước: nước được điểu chỉnh trong ruộng cấy tuỳ thuộc vào từng gai đoạn phát triển của cây lúa.
Phòng trừ sâu bệnh: tùy vào thời vụ, điều kiện thời tiết, điều kiện canh tác, vùng thâm canh lúa... mà lúa bị loại sâu bệnh và bệnh hại khác nhau: bọ xít dài, bọ xít đen, rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, rệp muội, sâu cuốn lá lớn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 5 vạch, sâu đục thân bướm 2 chấm, sâu đục thân bướm cú mèo, sâu keo, sâu phao, nhện đỏ... các bệnh bệnh lúa cở, bệnh vàng lụi, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, bệnh tiêm lửa, bệnh biến màu hạt,bệnh đen hạt, bệnh thối bẹ, bệnh thối đen hạt,bệnh hoa cúc, bệnh bạc lá, bệnh tuyến trùng rễ lúa.... và một số bệnh sinh lý khác: bệnh nhám nâu lá, bệnh thối đen rễ...
Tùy vào bệnh, điều kiện thâm canh... mà người trồng lúa có thể đưa ra những biện pháp phòng trừ bệnh theo khuyến cáo của khuyến nông địa phương. Bạn có thể tham khảo các loại sâu bệnh trên lúa, phương pháp phòng trừ các bệnh này ở các câu hỏi trước của chuyên mục này.
Các giống lúa:
Giống lúa lai: NHỊ ƯU 838, NHỊ ƯU 63, SÁN ƯU QUẾ 99, D. ƯU 527, NÔNG ƯU 28, BỒI TẠP SƠN THANH, BÁC ƯU 903, BÁC ƯU 253, HOA ƯU 108,CV1, TH3-3 (giống của Đại học Nông nghiệp I), LVC2 (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), HYT- 83 (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), (NĐL2) Trung tâm Giống cây trồng VB thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định sản xuất...
Giống lúa thuần: MT508-1, CR203, IR 1820, IR38, SX31,CL- 9, QS-02, Hương thơm số 1 (HT1), Khang dân 18, Q5, AIT77...