Quy trình sản xuất hạt giống ngô lai F1 HQ 2000 

Được đăng : 13-12-2016 12:29:37
Đặc điểm dòng bố mẹDòng bố mẹ có chiều cao cây trung bình 1,3- 1,5m, chiều cao đóng bắp 0,6- 0,7m, chống đổ và chịu hạn tốt.Thời gian từ gieo hạt đến chín: vụ xuân 125- 130 ngày, vụ đông 105- 115 ngày.Chuẩn bị vật tưVật tư chuẩn bị cho 1 sào Bắc bộ (360m2) gồm: phân chuồng 300- 400kg, vôi bột 15- 20kg, NPK 15- 17kg, phân lân Lâm Thao 12- 15kg, phân đạm 10- 13kg, phân kali 7- 8kg, thuốc trừ sâu 0,5kg.Làm bầuVới cách làm bầu sẽ tiết kiệm được hạt giống bố mẹ, lên luống dễ tưới tiêu nước, loại bớt cây lẫn trước khi ra bầu, dễ điều khiển việc gieo hạt bố mẹ khác ngày. Phải ngâm hạt bố sau hạt mẹ 3 ngày.Nguyên liệu làm bầu cần có phân chuồng, không bón hoặc tưới đạm cho bầu. Nếu thời tiết hanh khô phải tưới nước hàng ngày cho bầu, làm mái che sương muối, tránh mưa dầm hoặc hanh khô.Tuổi bầu tốt nhất là 4- 5 ngày, dài nhất là 7 ngày.Ra bầuLàm luống rộng 1,3m (cả rãnh),..

Đặc điểm dòng bố mẹ
Dòng bố mẹ có chiều cao cây trung bình 1,3- 1,5m, chiều cao đóng bắp 0,6- 0,7m, chống đổ và chịu hạn tốt.
Thời gian từ gieo hạt đến chín: vụ xuân 125- 130 ngày, vụ đông 105- 115 ngày.
Chuẩn bị vật tư
Vật tư chuẩn bị cho 1 sào Bắc bộ (360m2) gồm: phân chuồng 300- 400kg, vôi bột 15- 20kg, NPK 15- 17kg, phân lân Lâm Thao 12- 15kg, phân đạm 10- 13kg, phân kali 7- 8kg, thuốc trừ sâu 0,5kg.
Làm bầu
Với cách làm bầu sẽ tiết kiệm được hạt giống bố mẹ, lên luống dễ tưới tiêu nước, loại bớt cây lẫn trước khi ra bầu, dễ điều khiển việc gieo hạt bố mẹ khác ngày. Phải ngâm hạt bố sau hạt mẹ 3 ngày.
Nguyên liệu làm bầu cần có phân chuồng, không bón hoặc tưới đạm cho bầu. Nếu thời tiết hanh khô phải tưới nước hàng ngày cho bầu, làm mái che sương muối, tránh mưa dầm hoặc hanh khô.
Tuổi bầu tốt nhất là 4- 5 ngày, dài nhất là 7 ngày.
Ra bầu
Làm luống rộng 1,3m (cả rãnh), cao 20- 25cm, trên mặt luống đặt bầu ngô với khoảng cách 65x 23-25cm cho một bầu ngô mẹ (khoảng 1.500-1.700 cây mẹ/sào) và 65x 30cm cho một bầu ngô bố (300- 350 cây bố/sào). Chú ý không dồn 2 hàng ngô bố vào giữa luống, đặt bầu cao trên mặt luống, không cuốc hố sâu.
Rắc 1-1,5kg thuốc Basudin hay Vibam để trừ sâu xám, dế mèn.
Bón lót phân chuồng, NPK xen giữa các hốc ngô, bầu ngô không được tiếp xúc với phân bón. Tỉ lệ ngô bố/mẹ là 1/4.
Khi ra bầu rãnh phải có nước (trừ trời mưa). Ra bầu xong phải có rơm rạ che phủ.
Chăm sóc
Phải chăm sóc sớm, bón phân tập trung, đặc biệt sau trỗ 5- 10 ngày không nên bón thêm đạm. Luôn giữ cho bộ rễ có lớp đất tơi xốp, thông thoáng, không bị ngập úng, hay để đất bị dí chặt, ngày sau cơn mưa phải phá váng kịp thời và luôn làm sạch cỏ.
Cách bón phân
Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân, rạch hàng, bổ hốc xong bón phân, lấp đất.
Bón thúc lần 1 khi cây ra 2- 3 lá, bón 1/2 lượng đạm, 1/2 lượng kali, bón sau khi xới và kết hợp tưới nước. Đất ẩm thời kỳ này quyết định độ đồng đều của ruộng giống.
Bón thúc lần 2 khi cây được 5-7 lá bón 1/3 lượng đạm, 1/2 lượng kali, xới vun gốc nhẹ kết hợp tưới nước.
Bón thúc lần 3 khi cây 9-10 lá, bón nốt 1/3 lượng đạm, vun cao và kết hợp với tưới nước.
Chú ý nên bón phân xa gốc ngô.
Khử lẫn, rút cờ và thụ phấn bằng tay cho hàng mẹ.
Khử lẫn cả hàng bố và mẹ vào các giai đoạn 5- 6 lá, 7- 9 lá và lúc ngô trỗ bằng cách nhặt bỏ cây lẫn.
Dùng tay rút cờ mẹ trước trỗ (khi chưa tung phấn) tránh không để mất lá, sót nhánh cờ gây tổn hại cho cây.
Khi ngô bố tung phấn, dùng tay rung cờ và lấy phấn của cây bố đựng vào hộp khô, sau đó thụ phấn cho rơi đều vào các bầu ngô mẹ. Sau khi thụ phấn xong 15- 20 ngày, tiến hành chặt ngô bố.
Phòng trừ sâu bệnh
Vệ sinh thường xuyên đồng ruộng sạch sẽ, đánh bắt chuột trước khi ra bầu bằng đánh bẫy, bả, hoặc đào bắt.
Phòng trừ sâu xám ở thời kỳ cây con bằng cách bắt tay hoặc dùng thuốc trừ sâu như trên. Chú ý phòng trừ sâu đục thân và phòng trừ sớm đối với bệnh khô vằn bằng thuốc Validacine.
Thu hoạch
Tiến hành thu hoạch khi ngô chín sinh lý (chân hạt có điểm đen) và ẩm độ 25- 30%.
Chọn lọc, loại bỏ những bắp không đủ tiêu chuẩn, bắp non, bị sâu thối hoặc bắp có lẫn giống ngô khác...