Trị bệnh trướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò 

Được đăng : 13-12-2016 13:47:28
Nguyên nhân: Do thức ăn như: thức ăn xanh chứa nhiều nước hoặc chứa hàm lượng glu-xít cao hoặc khó tiêu (dây lá lạc, đỗ); thức ăn chứa nhiều chất nhầy thực vật...- Do thời tiết không thuận lợi, bố trí chế độ lao động của trâu, bò không khoa học...Triệu chứng lâm sàng: Con vật tỏ ra không yên, đau bụng, đi lại khó khăn, lưng cong lên, khó thở. Lõm hông trái phình to có khi vượt cao hơn cột sống, vùng bụng giãn ra căng như trống và có thể chết nếu không điều trị kịp thời.Cơ chế sinh bệnh: Hỗn hợp thức ăn chứa trong dạ cỏ lên men sinh hơi đáng kể là CO2 và CH4. Một con trâu, bò, một ngày có thể sinh ra trên một ngàn lít hơi, hầu hết nó được thoát ra ngoài do ợ hơi trong quá..

Nguyên nhân: Do thức ăn như: thức ăn xanh chứa nhiều nước hoặc chứa hàm lượng glu-xít cao hoặc khó tiêu (dây lá lạc, đỗ); thức ăn chứa nhiều chất nhầy thực vật...
- Do thời tiết không thuận lợi, bố trí chế độ lao động của trâu, bò không khoa học...
Triệu chứng lâm sàng: Con vật tỏ ra không yên, đau bụng, đi lại khó khăn, lưng cong lên, khó thở. Lõm hông trái phình to có khi vượt cao hơn cột sống, vùng bụng giãn ra căng như trống và có thể chết nếu không điều trị kịp thời.
Cơ chế sinh bệnh: Hỗn hợp thức ăn chứa trong dạ cỏ lên men sinh hơi đáng kể là CO2 và CH4. Một con trâu, bò, một ngày có thể sinh ra trên một ngàn lít hơi, hầu hết nó được thoát ra ngoài do ợ hơi trong quá trình tiêu hóa phức tạp ở dạ cỏ. Nếu vì một lý do nào đó hơi không thoát ra được thì gây nên trướng hơi dạ cỏ. Có thể trướng hơi là trướng hơi thể hơi và trướng hơi thể bọt.
Trướng hơi thể hơi: Bất cứ cản trở nào ở thực quản ngăn không cho hơi trong dạ cỏ thoát ra ngoài đều gây nên trướng hơi thể hơi (nghẹn thức ăn rắn như: củ khoai, bắp ngô...); con vật nằm liệt, dịch dạ cỏ làm lấp cuống thực quản ngăn không cho hơi thoát ra ngoài (gia súc ốm, nằm không dậy được và thường nằm nghiêng một bên); tổn thương xoang ngực có thể chèn ép thực quản và làm tắc thực quản (viêm phổi hay bị lao, hạch Lympho sưng); do bị mắc một số bệnh nên gia súc không ợ hơi được (uốn ván, bệnh dại); tình cờ ăn quá nhiều hạt ngũ cốc, gây toan hóa dạ cỏ, cũng gây trướng hơi thể hơi.
Trướng hơi thể bọt: Trướng hơi thể bọt phổ biến hơn và xảy ra do các nguyên nhân trên như: ăn thức ăn xanh chứa nhiều nước; có hàm lượng glu-xít cao; thức ăn khó tiêu (lạc, đỗ)... Gây nên sinh bọt trong dạ cỏ và hơi bị bao chặt trong các bọt nhỏ, nên không thể thoát ra như cách bình thường.
Điều trị: Cần chẩn đoán chính xác xem là trướng hơi thể hơi hay trướng hơi thể bọt. Thể bọt thường xảy ra do có sự thay đổi đột ngột thức ăn. Nghé, bê thường bị trướng hơi thể bọt nhẹ và tự khỏi được.
Khi bị trướng hơi thể bọt cần nhanh chóng đưa thuốc chống sinh bọt để phá vỡ các bọt khí trong dạ cỏ. Cho uống: MgO 30-60gam, than hoạt 40-50g hòa trong 1 lít nước + 1 lít dầu thực vật là đủ.
Trướng hơi thể hơi chữa bằng cách tháo hơi ra ngoài bằng ống thông vào dạ cỏ để hơi thoát ra hoặc đẩy mọi tắc nghẽn trong thực quản xuống dạ cỏ. Nếu không có hơi thoát ra thì có thể là trướng hơi thể bọt phải điều trị như trên.