00:00 Số lượt truy cập: 2677271

An Giang: Bài học kinh nghiệm từ thắng lợi vụ đông xuân 

Được đăng : 03/11/2016

Tuy sn xut trong điu kin khc nghit dch ry nâu, vàng lùn - lùn xon lá nhưng cánh đồng lúa An Giang đã vượt qua khó khăn t sđồng thun gia nhà nước và nhân dân, quan tâm qun lý h tr ca các nhà khoa hc và n lc ca doanh nghip tìm kiếm th trường cho lúa hàng hóa, nên t khó khăn, vđông xuân 2006 - 2007 đã tr thành v sn xut có hiu qu cao nht t trước đến nay.


Năng suất vụ mùa này đạt bình quân trên 7 tấn/ha, cao hơn so các vụ trước 1 tấn/ha, trong đó cao nhất là huyện đầu nguồn An Phú đạt gần 8 tấn/ha, Chợ Mới 7,7 tấn/ha, huyện khó khăn Tri Tôn cũng đạt hơn 7 tấn/ha… đã mang về cho tỉnh An Giang trên 1,6 triệu tấn lương thực. Bên cạnh đó vụ này còn gặp thuận lợi về thị trường giá thu mua của thương lái ổn định ở mức cao 2.700 đồng đến 2.950 đồng/kg hiện nay đối với lúa chất lượng cao và 3.300 đồng/kg đối với lúa thơm đặc sản, Jasmine, trừ chi phí nông dân còn được lãi từ 10 triệu đến 14 triệu đồng/ha, đây là bài học kinh nghiệm quí giúp nông dân An Giang vượt qua khó khăn, làm giàu từ cây lúa chủ lực.

Vụ đông xuân 2006 - 2007 tỉnh An Giang đã xuống giống được 230.615 ha lúa, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá chưa được khắc phục từ các vụ sản xuất trước. Đứng trước khó khăn tỉnh đã nhiều lần triển khai chiến dịch chống rầy đi kèm với thành lập 6 đoàn cán bộ điều hành chiến dịch, huy động hàng trăm kỹ thuật viên khuyến nông luôn bám sát địa bàn để tuyên truyền, vận động bà con áp dụng đúng lịch thời vụ, xuống giống đồng loạt né rầy, phun xịt thuốc đồng loạt theo phương pháp 4 đúng, đồng thời trong quá trình sản xuất tỉnh còn khuyến cáo nông dân sử dụng các giống kháng rầy, không chỉ ngăn chặn kịp thời dịch bệnh mà còn tiết kiệm chi phí cho nông dân. Đạt được hiệu quả trong vụ đông xuân còn phải kể đến các Viện, trường, trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống trong và ngoài tỉnh đã nghiên cứu đưa ra nhiều giống mới kháng rầy, khuyến cáo nông dân mạnh dạn chuyển sử dụng giống mới kết hợp với 82,54 % diện tích áp dụng 3 giảm 3 tăng. Đặc biệt trong vụ này tỉnh đã chuyển biện pháp tiêu huỷ ruộng nhiễm rầy sang hình thức nhổ bỏ trên ruộng lúa bị nhiễm, nên giữ được diện tích lúa lân cận, hạn chế rất lớn thiệt hại cho nông dân. Trong kinh nghiệm của mình An Giang còn tập trung thực hiện bẫy đèn để dự báo trước các đợt rầy nở, rầy trưởng thành để cùng nông dân phòng tránh có hiệu quả.

Từ bài học kinh nghiệm này, An Giang đã tiếp tục phát huy trong vụ hè thu 2007 và kiên quyết xử lý lãnh đạo địa phương thiếu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành để nông dân tự phát xuống giống trước lịch thời vụ và tiêu huỷ toàn bộ diện tích vi phạm, với hy vọng vụ hè thu tiếp tục thắng lợi, bội thu.