00:00 Số lượt truy cập: 3231920

An Giang: ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ nông nghiệp, nâng cao năng suất lúa 

Được đăng : 03/11/2016
Trong thời gian gần đây, nông dân tỉnh An Giang đã ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ nông nghiệp, nâng cao năng suất lúa, tăng thu nhập đáng kể .

Được sự giúp đỡ của các cơ quan khoa học và ngành nông nghiệp địa phương, trong những năm gần đây, nông dân An Giang đã gieo trồng chủ yếu các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được nhiều sâu bệnh và thời gian sinh trưởng ngắn như : OM 2517, OM 2514, OMCS 2000, Jesmin, IR 50404…Ngoài ra, hầu hết bà con đều ứng dụng Quy trình canh tác” 3 giảm 3 tăng “ ( giảm giống, phân bón, thuốc trừ sâu và tăng năng suất, chất lượng, thu nhập). Nhờ ứng dụng quy trình này trong 2 vụ (đông xuân và hè thu), trên 80% diên tích lúa của địa phương trong năm vừa qua (2007) đã làm cho nông dân tăng thu nhập hàng trăm tỷ đồng so với giống cũ. Trước những thắng lợi trên, vụ Đông -Xuân mới đây toàn tỉnh có 196.568 ha sản xuất lúa áp dụng quy trình ” 3 giảm 3 tăng “ đã tăng lợi nhuận trên 441 tỷ đồng. Vì thế, An Giang đề ra mục tiêu đến năm 2020 hầu hết diện tích lúa trong toàn tỉnh sẽ áp dụng qui trình canh tác này.

Bên cạnh đó, An Giang quan tâm tới ứng dụng nhanh công nghệ trước và sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất lao động và giảm sự vất vả cho nông dân. Nhờ có chính sách hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp, nên hiện nay tất cả diện tích trồng lúa ở địa phương đều được cày xới bắng máy. Bước đầu đã có một số Hợp tác xã nông nghiệp, trang trại trồng lúa và hộ nông dân mua được 15 máy cấy lúa, 528 máy gặt đập liên hợp và gặt lúa xếp dãy, nhờ đó đưa tỷ lệ diện tích lúa của tỉnh được thu hoạch lúa bằng máy lên tới 20% . Qua đó đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, tăng được năng suất lúa ( giảm tỷ lệ hao hụt rất nhiều so thu hoạch thủ công ) và phẩm chất lúa gạo tốt. Tránh được tình trạng lúa gặt xong để ngoài đồng chờ thu gom và suốt, ảnh hưởng mưa, nắng. Nông dân trong tỉnh cũng đầu tư 2.731 máy sấy lúa, có khgar năng chủ động sấy khô được gần một nửa tổng sản lượng lúa hè thu- vụ lúa thu hoạch trong mùa mưa bão. Nhờ đó giảm tỷ lệ hao hụt gần 1,6% so với phơi bằng thủ công và quan trọng hơn nữa là nâng cao phẩm chất hạt lúa và giảm được tình trạng phơi lúa trên lộ giao thông gây tai nạn giao thông đường bộ.

Tưới tiêu bằng bơm điện vừa kịp thời vừa chi phí thấp, nhất là chóng ngập úng trong mùa mưa lũ ( sản xuất vụ hè thu và vụ 3 ). Giá chi phí tưới tiêu bằng bơm điện chỉ bằng 54% so tưới tiêu bằng bơm dầu (chi phí bơm điện 700.000 đồng/ha, bơm dầu 1.300.000 đồng/ha ). Đến cuối năm 2007 toàn tỉnh hiện có 380 trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu 84.000 ha. Năm 2008 tỉnh triển khai đầu tư dự án trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008 – 2012: xây dựng thêm 758 trạm bơm điện, lắp đặt 693 trạm biến áp, công suất bình biến thế 62.413 KVA và kéo mới 236 Km đường dây điện trung thế, phục vụ 131.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, tổng kinh phí 563 tỷ đồng. Trong đó, năm 2008 đầu tư xây dựng hoàn chỉnh 200 trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu 38.000 ha ( chủ yếu vụ 3 )./.