ĐBSCL đang xuống giống đồng loạt lúa hè thu 2007, theo dự báo tình hình rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá còn diễn biến phức tạp, giá phân bón tăng cao. Vì vậy ngoài xuống giống tập trung để né rầy, còn cần áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp để đảm bảo hiệu quả. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số biện pháp cho vụ hè thu như sau:
. Giống:
Trong vụ hè thu này, bà con nên sử dụng các giống đã được ngành Nông nghiệp khuyến cáo như VNĐ 95-19, OMCS 2000, OM 4498, IR 50404, IR 64, OM 576… Ngoài tính kháng rầy, bà con cũng cần lưu ý đến tính cứng cây của giống vì vụ hè thu lúa dễ đổ ngã gây khó khăn cho thu hoạch. Xử lý hạt giống bằng nước nóng 54 độ C (3 sôi, 2 lạnh) nhằm góp phần phá miên trạng và diệt một phần mầm bệnh hại trên hạt lúa. Xử lý bằng nước muối 15% (sau khi ngâm ủ đến nứt nanh) nhằm loại bỏ mầm bệnh lúa von, các hạt lép, lửng, hạt. Nếu sạ hàng thì lượng giống từ 80-100 kg/ha còn sạ lan thì lượng giống từ 100-120 kg/ha.
2. Bón phân:
Đây là khâu hết sức quan trọng nhằm giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, lúa đẻ nhánh tập trung, cứng cây, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Bà con cần chú ý phải bón phân cân đối giữa các chất đạm, lân, kali và trung, vi lượng (đặc biệt không bón thừa đạm vì làm sâu bệnh dễ tấn công và đổ ngã). Nếu bón phân cân đối, hợp lý, lúa sẽ phát triển tốt, sức chống chịu sâu bệnh cao, năng suất chắc chắn sẽ cao. Để thuận tiện cho việc sử dụng, chúng tôi xin khuyến cáo sử dụng phân bón Đầu Trâu TE- 01 và Đầu Trâu TE-02 chuyên dùng cho lúa. Đây là loại phân mới, ngoài NPK còn bổ sung đầy đủ các chất trung, vi lượng nhằm giúp lúa phát triển tốt, cân đối, cứng cây, tăng sức chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất, tăng lợi nhuận cho nông dân.
Phân bón Đầu Trâu TE-01 (20-12-7+TE) ngoài dinh dưỡng còn được bổ sung thêm chế phẩm Penac P của CHLB Đức (đây là một chế phẩm có hoạt tính cao dùng giải độc phèn, giải độc ngộ độc hữu cơ, phòng ngừa một số mầm bệnh...). Vì thế khi sử dụng phân này rễ lúa sẽ phát triển mạnh hơn, nhiều hơn, thân cây mập và khoẻ hơn, số nhánh hữu hiệu nhiều hơn, lúa cứng cây hơn, hạn chế đổ ngã, tăng sức chống sâu bệnh... Phân bón Đầu Trâu TE-02 (18-4-22+TE) được bổ sung đầy đủ và cân đối các chất đạm, lân, kali và trung, vi lượng và hoạt chất Penac P nên khi sử dụng để đón đòng lúa sẽ có đòng to, trổ đều, bông lớn, nhiều hạt chắc hơn. Qui trình sử dụng như sau:
- Đợt 1: (7-10 ngày sau sạ) Bón phân Đầu Trâu TE-01 với lượng 200-250 kg/ha nhằm giúp lúa ra rễ mạnh, vươn cao nhanh, sớm đẻ nhánh. Phun phân bón lá Đầu Trâu 005 định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Đợt 2: (15-20 ngày sau sạ) Bón phân Đầu Trâu TE-01 với lượng 150-200kg/ha nhằm giúp lúa đẻ nhánh mạnh, đẻ tập trung, vươn cao nhanh, lúa thành thục sớm. Phun bổ sung phân bón lá Đầu Trâu 007 định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Đợt 3: (40-45 ngày sau sạ) Bón phân Đầu Trâu TE-02 với lượng 100 kg/ha nhằm giúp đòng to khỏe, lúa trỗ tập trung, bông to, nhiều hạt chắc, năng suất cao, hạt sáng màu, chất lượng gạo tốt. Phun phân bón lá Đầu Trâu 007 trước trỗ 7-10 ngày và sau trỗ 7-10 ngày. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 vào khoảng 52 ngày sau sạ và khi lá cong trái me (72 ngày sau sạ). Đối với chân đất phèn nặng cần bón lót từ 200-300kg/ha lân hạt Đầu Trâu trước khi sạ nhằm hạ phèn, ém phèn để lúa phát triển tốt.
3. Quản lý nước:
Sau khi sạ phải tháo nước cho ráo, khi lúa đủ 7-10 ngày cho nước vào ruộng để bón phân, mực nước từ 1-3 cm và giữ mực nước này cho đến khi bón phân đợt 2. Sau khi bón phân thúc đẻ nhánh thì mực nước không được vượt quá 5 cm. Đến khi lúa đẻ nhánh kín hàng (khoảng 30-40 ngày sau khi sạ) thì rút nước cho cạn nhằm giúp bộ rễ phát triển tốt hơn lúa cứng cây. Đến khi 2/ 3 lúa trên ruộng chuyển sang vàng chanh, đất bắt đầu có đường rạn chân chim thì cho nước vào để bón phân đón đòng và mực nước khi này không vượt quá 5 cm. Mực nước này giữ cho đến khi lúa vào chắc chín sáp. Trước thu hoạch 5-7 ngày (đối với ruộng cao), khoảng 10-15 (đối với ruộng trũng) thì tháo nước ra để đất khô nhằm cho lúa chắc hạt và thuận lợi cho việc thu hoạch cả bằng tay cũng như bằng máy.
Sử dụng phân bón Đầu Trâu chuyên dùng theo qui trình trên, chắc chắn bà con nông dân sẽ có được lúa sinh trưởng phát triển tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh, đạt năng suất cao và thu được nhiều lợi nhuận.