00:00 Số lượt truy cập: 2692194

Bình Phước: Xây dựng chương trình kết hợp chăn nuôi cá + lợn cho đồng bào dân tộc thiểu số 

Được đăng : 03/11/2016
Trước thực trạng chất lượng đời sống của đa số đồng bào dân tộc thiểu số bản địa trên địa bàn tỉnh Bình Phước có mức sống rất thấp, phương thức canh tác của họ vẫn còn lạc hậu..., do đó tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (NN- PTNT) áp dụng các mô hình thâm canh cây trồng, vật nuôi hiệu quả để nhằm nâng cao, cải thiện tốt đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh.


Tỉnh đã triển khai thực hiện chương trình kết hợp chăn nuôi cá + lợn, nhằm áp dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình này tập trung áp dụng ở 20 xã của tỉnh, thuộc diện đặc biệt khó khăn (thuộc chương trình đầu tư phát triển kinh tế- xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-2010 - Chương trình 135 giai II ) đã được Chính phủ phê duyệt.

Là tỉnh miền núi, Bình Phước có tới 41 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 20% dân số của cả tỉnh (các dân tộc Sêtiêng và Khơme bản địa chiếm tỷ lệ cao trong tổng số đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh). Thời gian qua, nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách dân tộc đúng đắn của Nhà nước đã góp phần làm chuyển biến tích cực nhiều mặt ở một số vùng nông thôn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; do đó đời sống của họ cơ bản được cải thiện và được nâng lên. Nhờ các chương trình trên, do đó đã có 23/43 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh đã thoát ra khỏi chương trình 134, 135 của Chính phủ.

Theo Kỹ sư Nguyễn Tấn Phước, Phòng Thủy sản tỉnh cho biết: việc xây dựng mô hình kết hợp nuôi cá + lợn trên sẽ giúp cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh biết cách chăn nuôi cá + lợn mà người Kinh vẫn thường làm có hiệu quả khá. Mô hình này sẽ tạo nguồn thực phẩm ổn định để cải thiện bữa ăn cho gia đình đồng bào, tạo nguồn thu nhập cho họ đồng thời giúp đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận dần với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất hiệu quả hơn; qua đó để các hộ đồng bào thoát nghèo bền vững. Hiện nay, mô hình kết hợp nuôi cá+ lợn được triển khai áp dụng ở 20 xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Hầu hết, các hộ đồng bào nghèo dân tộc Sêtiêng thực hiện chương trình này đều có diện tích đất để đào ao nuôi thả cá và có đủ lao động để chăn nuôi lợn. Đồng bào sẽ được các cán bộ nông nghiệp hướng dẫn việc xây dựng chuồng nuôi lợn gần ao nuôi cá, với quy mô chuồng để nuôi từ 3 đến 6 con lợn thịt đồng thời tạo cửa và mương thoát nước vào ao nuôi cá.

Để giúp đỡ đồng bào thực hiện mô hình này, Nhà nước còn cấp giống cá, gồm những loài cá thông dụng, trong đó giống cá rô phi chiếm tỷ lệ từ 30 đến 40% mật độ thả nuôi tại ao. Đồng bào còn được cấp giống lợn, gồm những giống lợn đã được nông dân trong tỉnh nuôi phổ biến từ trước đến nay và áp dụng cách chăn nuôi theo phương pháp truyền thống (họ chỉ sử dụng ít thức ăn công nghiệp để nuôi lợn). Mật độ cá thả nuôi được áp dụng là 6 con/m2 mặt nước ao. Quanh ao nuôi cá, đồng bào có thể trồng cỏ voi để dùng làm thức ăn cho cá trắm cỏ đồng thời trồng các loại rau để chăn nuôi lợn...