Trong năm 2014 công tác tuyên truyền về vai trò của KHCN, các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ điển hình, hiệu quả vào thực tiển sản xuất được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau đã mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể như: Thông qua các các trang web của Sở KH&CN, trang web Trung tâm Thông tin và ứng dụng tiến bộ KHCN, trang web của Hội nông dân, từ đầu năm đến nay có hơn 50.000 lượt người truy cập để tìm hiểu thông tin về khoa học công nghệ để phục vụ vào sản xuất, đời sống. Xuất bản 1.650 bản tin KHCN phục vụ công tác tuyên truyền, giới thiệu các thông tin mới về khoa học công nghệ, các mô hình, ứng dụng mới có hiệu quả kinh tế để bà con nông dân có thể tham khảo áp dụng.
Thông qua các điểm thông tin KHCN do Sở KH&CN quản lý trên địa bàn toàn tỉnh, bà con nông dân được trực tiếp hướng dẫn, tìm hiểu các mô hình, các tiến bộ KHCN mới do Sở KH&CN cung cấp, cập nhật thường xuyên. Hằng năm có hàng chục ngàn người tiếp cận được thông tin về khoa học công nghệ thông qua điểm truy cập này.
Từ đầu năm đến nay Sở KH&CN chỉ đạo Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, các huyện, thị xã và thành phố đã tổ chức 34 lớp tập huấn cho 1.400 cán bộ, hội viên, nông dân về: Kỹ thuật khai thác thông tin KHCN; kỹ thuật sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, góp phần hạn chế thuốc trừ sâu hóa học; kỹ thuật canh tác hữu cơ trên cây rau nhằm cải thiện lối canh tác truyền thống của nông dân và cải tạo độ phì cho đất; kỹ thuật sử dụng men vi sinh bổ sung vào trong thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; kỹ thuật sử dụng chế phẩm Trichoderma xử lý rác thải có nguồn gốc thực vật, làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng…..
Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện 4 dự án cấp Trung ương; 01 đề tài cấp tỉnh; 06 đề tài cấp cơ sở, 2 mô hình khoa học công nghệ: Một là dự án: Ứng dụng công nghệ thu trữ nước mưa xây dựng mô hình nông lâm nghiệp kết hợp thủy lợi góp phần phòng chống sa mạc hóa vùng đất các khô hạn ven biển tỉnh Bình Thuận thực hiện tại 3 huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc; hai là dự án: Xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh trên nền than bùn và phụ phẩm nông nghiệp tại tỉnh Bình Thuận thực hiện tại Phan Thiết, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Bắc Bình; ha là dự án: Xây dựng mô hình chăn nuôi bò, heo và gà thịt an toàn sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận triển khai tại TP. Phan Thiết và tập huấn, hội thảo nhân rộng trên các địa bàn toàn tỉnh; bốn là dự án: Xây dựng mô hình thâm canh chuối già lùn (Dwarf Cavendish) bằng giống nuôi cấy mô cho năng suất cao góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương thực hiện trên địa bàn xã La Dạ huyện Hàm Thuận Bắc.
Đề tài gồm có: Sưu tầm, bình tuyển giống và hoàn thiện quy trình canh tác cho cây mãng cầu ta của tỉnh Bình Thuận triển khai tại huyện Hàm Thuận Bắc và TP. Phan Thiết; xây dựng mô hình nuôi chim trĩ đỏ tại huyện Đức Linh;Xây dựng mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học tại thôn An Thạnh, xã Bình An, huyện Bắc Bình; xây dựng mô hình trồng cây mít ruột đỏ tại các vùng đất thịt pha cát trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất giống ớt chim đặc sản của huyện Tuy Phong– tỉnh Bình Thuận…,ngoài ra con có các mô hình trồng kết hợp nấm linh chi, nấm rơm, phân vi sinh; trồng hoa cúc cấy mô tại xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết….
Nhìn chung công tác phối hợp được triển khai tốt từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố gắn với hiệu quả, phù hợp điều kiện sản xuất của từng địa phương./.