00:00 Số lượt truy cập: 3234519

Bình Thuận: Làm mới thị trường cũ để 

Được đăng : 03/11/2016
Giá thanh long thấp nhất trong 5 năm qua


Theo Sở Công thương Bình Thuận, đây là lần giảm giá kéo dài nhất và thanh long rớt xuống mức giá thấp nhất trong vòng năm năm qua. Gần hai tháng qua, nhiều DN xuất khẩu thanh long gần như chết đứng vì không thể đẩy hàng được. Ông Nguyễn Ngọc Hiệp, chủ DN thanh long Hoàng Hậu, cho biết, vừa phải “nhắm mắt” đổ cả trăm tấn thanh long. Ước thiệt hại của các DN tại Bình Thuận lên đến 100 tỷ đồng.

Từ giữa tháng 11, giá thanh long đột ngột giảm từ 13.000 - 14.000 đồng một kg xuống còn 2.500 - 4.000 đồng.


Nếu như DN khổ một, nông dân trồng thanh long khổ mười. Vợ chồng anh Lê Quý Toán (Hàm Minh - Hàm Thuận Nam) cho biết: “Hiện thương lái chỉ mua quả to nhất, đẹp nhất, còn số khác nếu trước đây được tính vào loại 2 thì nay phải đổ đi. Chúng tôi đành mang hàng tấn thanh long làm thức ăn cho cá, vịt và đào hố chôn, trong khi giá phân, giá thuốc trong tháng 11 tăng đến 8%. Vì giá quá thấp nên 1 ha thanh long chong điện lỗ cả trăm triệu đồng nhưng vẫn phải bán. Chúng tôi đang chông chênh trước các món nợ”.

Từ giữa tháng 11, giá thanh long đột ngột giảm từ 13.000 - 14.000 đồng một kg xuống còn 2.500 - 4.000 đồng. Giá giảm ngay đầu vụ là do thời tiết quá lạnh nên người miền Nam Trung Quốc, nơi tiêu thụ đến 70% thanh long của Bình Thuận, không thích ăn loại trái cây này. Mặc khác, vùng này cũng đang trúng mùa trái cây nên giảm tiêu thụ trái cây xuất khẩu.

Đợi các thị trường đã thông

Trong khi thanh long đang bị rớt giá thê thảm ở thị trường Trung Quốc, thì các thị trường từng tiêu thụ mạnh sản phẩm này cũng không khá hơn. Thị trường Đài Loan, nơi mang về kim ngạch xuất khẩu lớn cho thanh long Bình Thuận hàng chục năm qua, từ tháng 3 đến nay coi như “bế quan tỏa cảng”. Tuy nhiên, tại cuộc họp bàn giải pháp cứu thanh long chiều nay, việc nối lại thị trường Đài Loan không được nhắc tới.

Trước đó, theo yêu cầu của phía Đài Loan, thanh long Bình Thuận phải xử lý triệt để hiện tượng ruồi đục quả. Nhưng khi nông dân đang tìm các biện pháp diệt loại công trùng này thì lại vướng tiếp yêu cầu sản phẩm phải qua xử lý nhiệt trước khi xuất sang Đài Loan. Cũng vì rào cản kỹ thuật này mà đến nay, các DN chưa thể mở lại thị trường này.

Một DN xuất khẩu thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Chúng rất nóng ruột vì cứ mãi nghe các cơ quan nói đang đàm phán, sắp xong. Còn thị trường Mỹ đã được mở từ giữa năm 2008 cũng bỗng dưng im bặt. Đại diện Hiệp hội thanh long Bình Thuận cho rằng đây là chuỵên bình thường, do DN chưa quen với thị trường mới nên phải cần có thời gian. Còn thị trường châu Âu ổn định nhưng lại quá khó tính, chỉ tiêu thụ thanh long của những nhà vườn được cấp chứng chỉ Global GAP”.

Vì vậy, việc bám thị trường Trung Quốc vẫn là giải pháp để cứu thanh long. Bởi theo nhận định, thanh long rớt giá suốt hai tháng qua chỉ là “giảm giá cục bộ, tạm thời”. Và đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường trọng điểm tiêu thụ thanh long Việt Nam.

“Tuy nhiên, phải cẩn thận, dè chừng trong mua bán. Chúng tôi phải đánh giá kỹ lại tình hình mua bán thanh long qua thị trường này, nhanh chóng nắm bắt việc tiêu thụ, đảm bảo độ tin cậy, dự báo kịp thời để nông dân và DN chủ động”, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, khẳng định.

Ông Dũng cũng cho biết, sẽ có văn bản gửi tỉnh Lạng Sơn đề nghị phối hợp hỗ trợ DN Bình Thuận kho bãi, điểm tập kết hàng hóa. Về lâu dài thì tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường cho quả thanh long, giảm xuất khẩu tiểu nghạch đối với thị trường Trung Quốc.