00:00 Số lượt truy cập: 3230194

Đắc Lắc: Triển khai nhiều mô hình ứng dụng KHKT cho nông dân 

Được đăng : 03/11/2016

Trong năm 2014, Trung tâm Ứng dụng KH &CN tỉnh tiếp tục triển khai đến nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh các mô hình: Mô hình trồng xen cây bơ ghép trong vườn cà phê; Phát triển chăn nuôi bò thịt và mô hình chuỗi giá trị xoài; triển khai mô hình sản xuất giống rau trên vỉ xốp trong nhà màng; mô hình ứng dụng kỹ thuật sinh học xử lý nước thải sau hầm biogas của cơ sở giết mổ gia súc tại thành phố Buôn Ma Thuột… Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được triển khai qua các mô hình trình diễn và đều được phổ biến nhân rộng đến hội viên, nông dân. Qua đó nông dân dễ tiếp thu và đã có nhiều nông dân áp dụng ngay vào sản xuất, góp phần tăng hiệu quả, tăng thu nhập.


Mô hình trồng xen cây bơ ghép trong vườn cà phê được thực hiện tại Cư Mgar, Krông Năng, diện tích 06 ha với 12 hộ nông dân tham gia. Các hộ được hỗ trợ giống Bơ ghép cho năng suất, chất lượng cao. Mô hình đã được phổ biến, nhân rộng thông qua Hội phối hợp tổ chức Hội thảo cho 172 hội viên nông dân về quy trình gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây bơ.

Mô hình trồng nấm được thực hiện tại phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột, với diện tích 2.000m2 do hộ ông Đàm Viết Thành thực hiện. Hội Nông dân thành phố Buôn Ma Thuột đã tổ chức Hội thảo tham quan nhân rộng mô hình trồng nấm cho 72 cán bộ, hội viên nông dân.

Mô hình cải tạo vườn tạp với tổng diện tích 6ha được thực hiện tại huyện Buôn Đôn, với 03 hộ tham gia. Hội Nông dân huyện đã vận động, hướng dẫn nông dân áp dụng mô hình. Đến nay, mô hình cải tạo vườn tạp bước đầu cho hiệu quả, có 52 hộ nông dân tại huyện Buôn Đôn đã quan tâm và đăng ký tham gia mô hình với tổng diện tích 40ha, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phátt triển kinh tế trang trại. Các hộ nông dân được hỗ trợ 7800 cây ăn quả, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn kỹ năng trồng, chăm sóc cây ăn quả.

Mô hình sản xuất phân hữu cơ đa chức năng quy mô hộ gia đình được đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng với việc sử sụng ủ vi sinh vật BIOWA và chế phẩm vi sinh vật đa chức năng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, giúp nông dân ứng dụng, góp phần giảm chi phí đầu tư phân bón trên một đơn vị diện tích, giảm biến động từ 1.533.000-2.133.000 đồng/tấn và kiểm soát về chất lượng trong quá trình sản xuất./.