00:00 Số lượt truy cập: 3230505

Đắk Nông: Mở 60 lớp tập huấn lập kế hoạch sản xuất kinh tế hộ cho hơn 3000 lượt hội viên nông dân 

Được đăng : 03/11/2016

Trong bối cảnh nước ta đang thực hiện các chủ trương chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp, nông dân và đặc biệt là Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, thì vai trò của khoa học công nghệ đối với việc phát triển sản xuất có vị trí chiến lược quan trọng, vì vậy trong những năm qua Hội Nông dân tỉnh đã phối phối hợp với  Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Đắk Nông triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ cho đội ngũ cán bộ Hội, hội viên nông dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do tổ chức Hội phát động.


Hai ngành đã phối hợp tuyên truyền cho hội viên nông dân về vai trò của khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời triển khai tuyên truyền Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 07/4/2011 của Thường trực Tỉnh ủy “Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết số 12 -NQ/TU, ngày 02 tháng 8 năm 2013 của Tỉnh ủy Đăk Nông về phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Tập trung cung cấp các thông tin, kiến thức về ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt Hội ở cơ sở, chi Hội được 587 lớp tập huấn, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật có 27.803 lượt người tham gia, và phối hợp tổ chức 369 cuộc hội thảo đầu bờ; Hội Nông dân tỉnh trực tiếp đã mở 60 lớp tập huấn lập kế hoạch sản xuất kinh tế hộ cho hơn 3000 lượt hội viên nông dân, tổ chức 21 lớp dạy nghề ngắn hạn về bảo vệ thực vật, tin học, chăn nuôi có 630 lượt người tham gia và được cấp chứng chỉ, ngoài ra cung ứng một số giống, cây trồng mới như: Mít, sầu riêng , bơ, cá chình, cá tầm… giúp cho nông dân phát triển sản xuất.

Phối hợp lựa chọn hộ 20 hộ tiêu biểu dự hội thảo khoa học về ứng dụng thuốc bảo vệ thực vật bạc Nano/chitosan tan trong nước (Mifum 0.6DD) cho cây hồ tiêu, cafe, cao su; tuyên truyền vận động hội viên nông dân sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý các phế phụ phẩm nông nghiệp như vỏ cà phê, cùi và vỏ ngô, thân đậu đỗ cac loại làm phân bón hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng được người nông dân tiếp cận và thực hiện rộng rãi./.