Thực hiện chương trình phối hợp hoạt động giữa TW Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân tỉnh và Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thái Bình đã ký Chương trình phối hợp số 19/CTPH-HNDT- SKH & CN giữa ngày 07/8/2012 về việc “Tăng cường phối hợp hành động trong các lĩnh vực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2012 – 2020”, từ đoa đến nay, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ chỉ đạo Hội Nông dân và Phòng Công thương các huyện, thành phố tổ chức thực hiện chương trình phối hợp và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Thực hiện sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, liên ngành Hội Nông dân, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã phối hợp chỉ đạo, tổ chức triển khai, quán triệtChương trình phối hợp đến BCH Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân, Phòng công thương các huyện, thành phố và tới cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh. Ngay từ đầu năm Hội Nông dân tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động về khoa học công nghệ của năm phối hợp với Sở KH&CN tỉnh tổ chức chỉ đạo và thực hiện các hoạt động về khoa học và công nghệ ở cơ sở.
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố phát động đăng ký các chỉ tiêu thi đua, tổ chức các buổi tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực KH&CN như: ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, xây dựng các mô hình, điển hình trong việc ứng dụng tiến bộ KHCN tới cán bộ, hội viên nông dân trong toàn tỉnh thông qua nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú. Kết quả, hàng quý Hội Nông dân tỉnh phát hành trên 2000 cuốn tài liệu sinh hoạt quý gửi đến các cơ sở Hội, chi Hội Nông dân, tổ chức được 457 buổi tuyên truyền về ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp cho 45.595 lượt cán bộ, hội viên nông dân.
Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ mới vào sản xuất thúc đẩy phong trào xây dựng cánh đồng mẫu, trang trại, gia trại, hộ gia đình đạt hiệu quả kinh tế cao là nội dung quan trọng của chương trình phối hợp. Để việc chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ đạt hiệu quả, các cấp Hội đã chủ động liên kết với ngành kinh tế, công thương từ tỉnh đến cơ sở, các công ty, nhà máy... chuyển giao kiến thức KHKT, những công nghệ tiến tiến giúp nông dân áp dụng vào sản xuất. Kết quả, hàng năm các cấp Hội nông dân đã tổ chức được trên 1.855 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHCN cho 130.069 lượt người dự. Trong đó Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức được 38 lớp tập huấn chuyển giao Khoa học công nghệ về chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng VIETGAHP cho 2.090 hội viên, nông dân tiêu biểu trong toàn tỉnh; Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Khoa học nông vận - Trung ương Hội Nông dân tổ chức 03 lớp tập huấn về hướng dẫn sử dụng internet, khai thác thông tin trên mạng internet cho 240 học viên là các chủ trang trại, gia trại, các hộ gia đình SXKD giỏi; Phối hợp với Công ty CP SUPE phốt phát và hóa chất Lâm Thao tổ chức được 42 lớp tập huấn chuyển giao KHCN về sản xuất lúa, cây trồng vụ đông; 11 mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK khép kín. Ngoài ra, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tổ chức được 301 lớp dạy nghề về may công nghiệp, mây tre đan, chăn nuôi thú y cho 2.830 hội viên nông dân. Trong đó Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức được 17 lớp dạy nghề cho 555 học viên.
Năm 2013, HND tỉnh đã thực hiện 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp ngành về chuyển giao KH&CN cho hội viên nông dân trong tỉnh từ đó đã tổ chức 10 lớp tập huấn về chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học cho 600 cán bộ, hội viên nông dân. Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Quỹ Phát triển KH&CN tỉnh (Sở khoa học & công nghệ) thực hiện dự án: Vay vốn từ Quỹ phát triển KHCN để xây dựng 02 mô hình “Ứng dụng tiến bộ KH&CN vào xây dựng mô hình chăn nuôi tại 02 xã: xã An Bình (huyện Kiến Xương); xã Phú Châu (huyện Đông Hưng)”. Nhằm thúc đẩy các hộ hội viên nông dân tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích từ đó nâng cao thu nhập cho hộ gia đình hội viên. Với tổng số tiền vốn vay dự án: 400 triệu đồng cho 20 hộ nông dân vay vốn. Đến nay mô hình phát triển nuôi con đặc sản đã đạt kết quả tốt, nhân rộng được nhiều hộ chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao./.