00:00 Số lượt truy cập: 3234078

Hải Dương: Cần sớm trồng đại trà giống bí xanh số 1, cho năng suất cao 

Được đăng : 03/11/2016

Ngày 21/5, tại huyện Bình Giang, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo giống cây bí xanh số 1.


Tại Hội thảo, các ý kiến cho rằng việc trồng bí xanh cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình từ 30-40 triệu đồng/ha/vụ, lãi thuần 20-25 triệu đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, ở Hải Dương diện tích trồng bí xanh lại tăng chậm. Năm 2006, diện tích bí xanh ở Hải Dương là 2.138 ha, năng suất đạt 21,1 tấn, sản lượng 45,169 tấn, tập trung ở các huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Bình Giang, Cẩm Giàng... chưa đáp ứng với yêu cầu, tiềm năng thực tế. Theo Tiến sĩ Đào Xuân Thảng, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, nguyên nhân năng suất, chất lượng bí xanh chưa cao, hiệu quả trồng bí xanh thấp là do chất lượng giống chưa tốt và quy trình kỹ thuật tiên tiến chưa được chuyển giao cho người dân. Do vậy, Hải Dương cần đưa vào sử dụng đại trà giống bí xanh số 1, quả dài 50-65 cm, ruột quả trắc có màu trắng xanh, ăn không chua. Đây là giống bí có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cả hai vụ xuân hè và thu đông ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Giống có thời gian sinh trưởng 100-110 ngày trong vụ đông và 110-120 ngày trong vụ xuân hè. Giống cho năng suất cao, vụ xuân hè trung bình đạt 50-55 tấn/ha và 45-48 tấn/ha trong vụ thu đông. Nhiều ý kiến của các nhà khoa học tại Hội thảo đánh giá cao các mô hình trồng bí xanh số 1 tại HTX Ngọc Kỳ, Vĩnh Hồng, Tráng Liệt và Cổ Bi trong năm 2007 đem lại hiệu quả kinh tế cao, gấp 1,4-1,6 lần so với giống bí cũ của địa phương. Ông Nguyễn Văn Thực, Chủ nhiệm Hợp tác xã Tráng Liệt cho biết: Giống bí xanh số 1 phát triển tốt, ít sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả cao, thịt quả có màu xanh dày, sâu hơn các giống khác. Hợp tác xã đã trồng thử nghiệm 15 ha, năng suất ước đạt 1,5-2 tấn/sào, cho lãi thuần 88,6 triệu đồng/ha. Như vậy, trong hai năm 2007-2008, tổng số 55 ha mô hình thâm canh giống bí xanh số 1 đã cho thu nhập 5-5,5 tỷ đồng và lãi thuần 3-3,5 tỷ đồng. Mô hình tạo được trên 33.000 công lao động nông nghiệp có thời vụ khá cao và phát triển thị trường mới, ngành nghề dịch vụ mới trong nông thôn./.