Trong 5 năm qua Sở Khoa học & Công nghệ, Hội Nông dân tỉnh đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm mang khoa học công nghệ đến gần với hội viên nông dân.
Hội đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành ở tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng thương hiệu sản phẩm cho nông dân. Đến nay nhiều sản phẩm như Cam Cao Phong, Thổ cẩm Mai Châu, Rau hữu cơ Lương Sơn, Hạt dổi Lạc Sơn, Rượu cần Hoà Bình, Mía tím Tân Lạc… đã được xây dựng thương hiệu cho các chủ sở hữu. Hội đã tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể mía tím Hòa Bình và thổ cẩm Mai Châu, kết hợp phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu chí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, truyền thống tại địa phương. Xây dựng 2 mô hình dệt thổ cẩm tại xã Chiềng Châu và xã Nà Phòn huyện Mai Châu tạo việc làm thường xuyên cho 65 lao động tại địa phương. Tổ chức 02 Hội thảo tuyên truyền kiến thức về sở hữu trí tuệ; hỗ trợ cho 02 xã Miền Đồi và xã Quý Hòa huyện Lạc Sơn các trang thiết bị máy móc, cụ thể: 03 hệ thống máy nghiền đa năng và máy nghiền đa năng tinh thức ăn cho gia súc; hỗ trợ giống lúa Japonica có năng suất, chất lượng, chịu rét tốt ở vùng cao và chuyển giao kỹ thuật cho việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.
Chuyển giao kỹ thuật xử lý môi trường giết mổ gia súc, gia cầm cho UBND thị trấn Kim Bôi; chuyển giao mô hình ủ rơm rạ thành phân bón cho xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn. Chuyển giao xây dựng mô hình khảo nghiệm phân bón cho cây lúa tại xã Hợp Thành, huyện Lạc Sơn và xã Nhân nghĩa, huyện Lạc Sơn; mô hình khảo nghiệm phân bón cho cây ngô tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong; mô hình xử lý vỏ cây keo thành phân bón hữu cơ vi sinh tại Công ty TNHH Phú An; mô hình trồng nấm ăn tại xã Yên Quang; mô hình nuôi ong mật tại xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn.
Từ sự hỗ trợ đó nhiều hộ có điều kiện phát triển mô hình sản xuất mang lại thu nhập cao sau khi đã trừ chi phí đạt từ 01 tỷ đồng trở lên/năm, điển hình như hộ mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thuỷ sản của anh Nguyễn Đình Lâm xã Thành Lập huyện Lương Sơn; mô hình trồng cam của anh Lê Văn Tịnh thị trấn Cao Phong huyện Cao Phong; mô hình chăn nuôi, trồng trọt của anh Đặng Văn Sinh xã Liên Hoà huyện Lạc Thuỷ; mô hình trồng nhãn hương chi trái vụ của anh Bùi Văn Lực xã Sơn Thuỷ huyện Kim Bôi; mô hình trồng rừng của anh Nguyễn Đinh Tuy xã Vầy Nưa huyện Đà Bắc, mô hình chăn nuôi sản xuất của anh Đoàn Văn Bình thị trấn Hàng Trạm huyện Yên Thuỷ...
Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tổ chức cho 75.000 lượt hội viên nông dân/năm, đào tạo nghề 3.400 lượt người/năm.
Hội Nông dân tỉnh tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất giống nông hộ tại 24 nhóm nông dân ở 9 xã thuộc 3 huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn. Ngoài ra phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu khoa học Nông vận, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức thực hiện mô hình nuôi cá lồng lòng hồ Sông Đà tại xã Thái Thịnh, thành phố Hoà Bình; phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thực hiện mô hình thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất, hiệu quả trong sản suất lúa tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, xã Đông Bắc, Cuối Hạ huyện Kim Bôi, xã Nhân Nghĩa huyện Tân Lạc, quy mô 56 ha, 400 hộ nông dân tham gia; mô hình đã tổ chức 08 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa cho gần 600 hộ nông dân./.