00:00 Số lượt truy cập: 3233879

Khánh Hòa: Mô hình nuôi trồng nấm sò tại xã Vĩnh Hiệp 

Được đăng : 03/11/2016

Nấm sò là loại thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. Do vậy nó được coi như là một loại thực phẩm sạch góp phần cải thiện dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày. Nấm sò có thể trồng được quanh năm, nhưng mùa vụ thuận lợi nhất là từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau.


Nhằm tạo công ăn việc làm cho nông dân trong xã Vĩnh Hiệp, trạm Khuyến nông thành phố Nha Trang phối hợp với UBND xã Vĩnh Hiệp xây dựng mô hình nuôi trồng nấm sò. Hộ bà Nguyễn Thị Mỹ Trang ở Tổ 9-Vĩnh Châu được lựa chọn để xây dựng nhà trại nuôi trồng nấm sò. Được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, sau 3 tháng nuôi thử nghiệm, mô hình đạt kết quả khá tốt.

Nhà trại để nuôi nấm rộng 20 m2, chi phí xây dựng hết 20 triệu đồng. Với diện tích như vậy, mô hình trồng được 1.500 bịch nấm.

Hạch toán chi phí cho 1000 bịch nấm như sau:

Chi phí: 3.840. 000 đồng, gồm:

+ 1000 bịch đã ủ meo x 2500 đồng/bịch: 2.500.000 đồng
+ Nước tưới + bơm điện: 240.000 đồng
+ Khấu hao trại nấm: 800.000 đồng
+ Chi phí khác: 300.000đồng

Thu: 6.480.000 đồng, gồm:

1.000 bịch hao hụt còn 10 % còn lại 900 bịch x 0,6 kg x12000 đồng/kg

Lãi chưa tính công: 1.640.000 đồng/đợt. Mỗi đợt 2,5 tháng.

Sau khi xây dựng mô hình thành công, trạm khuyến nông thành phố phối hợp với xã Vĩnh Hiệp mở lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi trồng nấm sò” cho 30 học viên tham dự, trong đó có 15 nông dân của xã và 15 nông dân đến từ các xã bạn. Chương trình tập huấn gồm các nội dung: Lợi ích của nấm sò; Xử lý nguyên liệu; Cấy giống meo; Ươm và rạch bịch; Chăm sóc thu hái.

Học viên vừa học lý thuyết vừa học thực hành, đa số học viên nắm vững kỹ thuật nuôi trồng nấm sò, có thể nhân rộng mô hình trong nhân dân.

Hiện nay Xã Vĩnh Hiệp là xã ven đô, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhu cầu mở rộng vành đai thành phố Nha Trang thành khu đô thị. Vì vậy đây là mô hình cần nhân rộng tạo công ăn việc làm cho nông dân, mặc dù lãi có phần hạn chế nhưng với mô hình lớn hơn thì mức thu nhập tăng hơn, cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho nhân dân, tạo ra hàng hóa trong xã hội.