00:00 Số lượt truy cập: 2667544

Kinh nghiệm loại bỏ tôm còi 

Được đăng : 03/11/2016
Hiện nay, do việc lấy mẫu xét nghiệm bệnh chưa đại diện đầy đủ cho đàn tôm giống thả nuôi; bà con sử dụng quá nhiều kháng sinh trong hoạt động sản xuất tôm giống và môi trường ao nuôi không thuận lợi nên tôm còi xuất hiện khá nhiều trong các ao nuôi.

Lồng thu tôm còi.

Thông thường, sau khi nuôi 1 - 1,5 tháng, tôm bắt đầu phân đàn rõ rệt, vì vậy nếu không loại bỏ tôm còi sẽ ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả của vụ nuôi do kích cỡ tôm thu hoạch không đồng đều, hệ số chuyển đổi thức ăn cao, tăng chi phí xử lý môi trường ao nuôi, nguy cơ dịch bệnh... Xin giới thiệu phương pháp loại bỏ tôm còi hiệu quả:

Xây dựng lồng thu tôm còi

- Khung làm bằng tre hoặc inox, sắt, thép, có đường kính từ 4- 6mm;

- Kích thước lồng: 40 x 30 x 30cm;

- Kính thước mắt lưới ở 1/3 lồng phía trên và phần nắp lồng 2 - 3cm;

- Kích thước mắt lưới ở phía dưới lồng 1cm;

- Kích thước mắt lưới ở phần đáy của lồng 0,5cm (giống như lưới làm sàn để kiểm tra thức ăn của tôm nuôi).

Cách sử dụng

- Mỗi ao sử dụng 2 - 4 lồng, tuỳ diện tích ao nuôi:

- Vị trí đặt lồng ở nơi có nền đáy sạch nhất trong ao nuôi tôm:

- Đặt lồng sau khi tôm nuôi được 1 tháng.

Cách thu gom tôm còi: Trước khi cho tôm ăn khoảng 1 giờ, dùng một ít thức ăn rải vào lồng để nhử tôm còi vào ăn. Sau 1 giờ lấy các lồng lên để loại bỏ tôm còi. Công việc này nên thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng.