00:00 Số lượt truy cập: 2667840

Kinh nghiệm nuôi trâu thịt (Phần 2) 

Được đăng : 03/11/2016

* Nuôi nghé ở giai đoạn sau cai sữa đến 30 tháng tuổi


- Nuôi dưỡng: Ở giai đoạn này thức ăn của nghé thịt là các loại thức ăn thô, xanh và thức ăn tinh. Về mùa hè, thức ăn chủ yếu của nghé là cỏ tươi và được bổ sung thức ăn tinh với lượng như sau:

Khối lượng nghé (kg)

Cỏ tươi (kg)

Thức ăn tinh (kg)

120

15

0,5

140

18

0,6

160

20

0,7

180

22

0,8

200

24

0,9

220

26

1,0

240

28

1,1

260

30

1,2

280

32

1,3

300

34

1,4

320

35

1,5

340

36

1,6

360

37

1,7

380

38

1,8

Nhìn chung, các số liệu về lượng thức ăn nêu trên chỉ là mức trung bình cần thiết và để tham khảo. Đối với nghé thịt nguyên tắc chung là nghé ăn được càng nhiều càng tốt. Do vậy, nếu có điều kiện thức ăn rồi dào nên thực hiện chế độ cho ăn tự do. Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cứ sử dụng khoảng 20 kg cỏ tươi cần kèm theo 1 kg thức ăn tinh theo đúng tiêu chuẩn quy định.

Muốn nuôi nghé thịt mau lớn, đạt năng suất cao cần đảm bảo lượng thức ăn tinh cần thiết. Thức ăn tinh nên sử dụng dưới dạng hỗn hợp. Trong trường hợp nuôi nghé hoàn toàn bằng thức ăn xanh không có thức ăn tinh cần sử dụng cây, cỏ họ đậu để cân bằng đạm. Lượng cỏ họ đậu bằng khảng 1/5 lượng cỏ hòa thảo.

Về mùa khô, nếu thiếu cỏ tươi có thể thay thế mọt phần bằng các loại thức ăn thô xanh khác như cỏ khô, rơm, thức ăn ủ xanh ... với tỉ lệ và liều lượng thích hợp như đã nêu trên. Rơm nên sử dụng dưới dạnh ủ với ure. Nếu sử dụng rơm khô không ủ ure có thể bổ sung ure, rỉ mật bằng cách vẩy trực tiếp vào rơm trước khi cho ăn với một lượng 50 – 80g ure và 0,5 – 1kg rỉ mật cho một nghé mỗi ngày, tùy thuộc vào nghé to hay nhỏ. Nếu tảng liếm ure – rỉ mật để trong máng cho nghé tự liếm thì không cần bổ sung trực tiếp vào rơm.

Chăm sóc: Nếu nuôi nghé với số lượng đông thì nên phân thành từng nhóm đồng đều nhau về tuổi, khối lượng, tính nết...Nên nuôi riêng nghé đực, nghé cái, nhất là khi chúng đã lớn. Chuồng trại nuôi nghé phải luôn luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Về mùa đông, phải che chắn chuồng trại kín đáo và rải độn chuồng, vì nghé chịu rét kém. Không nhốt nghé quá chật, nhưng cũng không quá rộng. Hàng ngày cần tắm chải cho nghé sạch sẽ. Về mùa đông chải mỗi ngày một lần. Về mùa hè, cần đảm bảo đủ nước cho nghé đầm, tắm mỗi ngày vài lần, vì nghé chịu nóng rất kém. Thường xuyên chú ý diệt ký sinh trùng ngoài da (ve, ghẻ, rận) cho nghé, bằng các phương pháp thích hợp như: Chải, bắt, phun diệt bằng thuốc... Đặc biệt, về mùa đông nghé rất dễ mắc ghẻ, nên cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại và thân thể cho nghé. Nếu nghé mắc phải, cần chữa trị sớm. Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, hàng ngày cần cho nghé vận động, tắm nắng 2 lần, mỗi lần 1-2 giờ vào thời gian thích hợp, tránh lúc nắng gắt hoặc mưa rét. Cần tiến hành tiêm phòng định kỳ cho nghé theo hướng dẫn của thú y cơ sở. Cần thường xuyên theo dõi tình hình ăn uống và tình trạng sức khoẻ của nghé, nếu nghé có biểu hiện bất thường cần theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân và báo cho cán bộ thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

3. Giai đoạn vỗ béo

Trước khi xuất bán hoặc giết mổ cần tiến hành vỗ béo. Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng thịt. Nên bắt đầu vỗ béo nghé lúc 30 - 32 tháng tuổi. Thời gian vỗ béo kéo dài 2 - 3 tháng, phụ thuộc vào khả năng đầu tư thức ăn. Có thể sử dụng nhiều cách vỗ béo khác nhau, tương tự như vỗ béo bê. Tốt nhất nên vỗ béo vào mùa sẵn thức ăn xanh. Ngoài thức ăn xanh cần bổ sung thức ăn tinh hoặc các phụ phẩm như: Bã bia, bã đậu, bã sắn ... Nếu vỗ béo bằng cách chăn thả mà lượng thức ăn xanh nghé kiếm được không đủ no thì nên bổ sung thêm thức ăn xanh tại chuồng. Nếu vỗ béo vào mùa khô thiếu thức ăn xanh thì phải chuẩn bị đủ lượng thức ăn thay thế để đảm bảo nghé được sử dụng lượng thức ăn tối đa theo khả năng.

Trâu bò già (đực giống, cái sinh sản, trâu cày loại thải) trước khi xuất bán hoặc giết mổ cũng cần được vỗ béo trong vòng 3 - 4 tháng để tăng lượng thịt và cải thiện chất lượng thịt.

4. Tuổi giết thịt

Nhìn chung, giết mổ nghé lúc khong 32 - 36 tháng tuổi sẽ cho năng suất thịt và chất lượng thịt cao, tốn ít thức ăn. Tuy nhiên, do thị hiếu và khẩu khoái của người tiêu dùng mỗi lúc, mỗi nơi một khác, nên việc xác định tuổi giết mổ còn phải dựa trên nhu cầu của thị trường và lợi ích kinh tế của người chăn nuôi.