00:00 Số lượt truy cập: 3227528

Kinh nghiệm phòng chống nóng cho gia súc, gia cầm 

Được đăng : 03/11/2016

Những ngày hè nắng nóng trên 35 độ C, ảnh hưởng xấu tới tăng khối lượng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mùa hè sắp tới để chống nóng có hiệu quả trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, bà con cần chú ý một số vấn đề kỹ thuật sau:

 


1. Thiết kế chuồng, trại chống nóng

Cần làm chuồng cao, ráo, sạch sẽ hướng Đông – Nam, mái nhà nên lợp ngói mũi, mái chồng để lưu thông không khí tốt hơn. Mái hiên cách mặt đất ít nhất 2m, có hệ thống cửa sổ và quạt thông gió để lưu thông không khí khi cần thiết. Nền chuồng năng dọn dẹp phân sạch sẽ (để giảm sức nóng do phân bốc lên).

2. Chống nóng cho gia cầm

Nhu cầu nhiệt độ của gia cầm trên 22 ngày tuổi tăng khối lượng tốt nhất là 20 đến 40 độ C. Nếu nhiệt đển trên 35 độ C, cơ thể gia cầm sẽ bị mất nước, mất cân bằng chất điện giải, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất điện giải, dẫn đến rối lợn quá trình trao đổi chất của cơ thể, sức đề kháng bị suy giảm mạnh, các bệnh tiêu chảy, lỵ, E. coli, phó thương hàn, viêm phổi, tả, v.v… sẽ có cơ hội gây hại nặng.

Biện pháp chăm sóc: Nhốt gia cầm với mật độ vừa phải, bố trí quạt thông gió cho chuồng trại mở hệ thống cửa sổ cho tản nhiệt. Nếu sân chơi có bóng cây che mát nên thả gia cầm ra tránh nóng. Tăng thêm bể tắm, thay nước 2-3 lần/ngày cho thuỷ cầm tắm, giải nhiệt. Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách: tăngcường ăn thêm rau cỏ xanh; cho uống thêm B. Complex loại giàu Vitamin C như Unilyte Vit-C và chất điện giải. Cho ăn cám loại chất lượng tốt, phòng bệnh cho gia cầm đầy đủ bằng các loại vacxin: Tả, Gumboro, đậu, v.v… để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

3. Chống nóng cho gia súc

Đối với lợn:

Cần tắm mát cho lợn 1-2 lần/ngày bằng nước mát trong thời gian quá nóng. Cho uống đủ nước mát, sạch theo nhu cầu của cơ thể bằng vòi có van tự động, bổ sung thêm muối ăn (0,1-0,3g/kg khối lượng/ngày) hoặc chất điện giải và B. Complex giàu Vitamin C, cho vào thức ăn hay nước uống để giải nhiệt. Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin: Phó thương hàn, tả, tụ huyết trùng, v.v…

Đối với trâu bò:

Buổi sáng đi chăn thả sớm khoảng 6-9 giờ. Buổi chiều chăn thả muộn: 16-18 giờ. Cho uống đủ nước mát, có bổ sung thêm muối (2-3g/10kg khối lượng) hoặc chất điện giải và B. Complex giàu vitamin C, hoà vào thức ăn hay nước uống để giải nhiệt. Cho ăn đủ cỏ xanh, rơm tốt 15-25 kg/con/ngày và bổ sung thêm tinh bột (1-2,5 kg/con/ngày), thức ăn xanh, củ ủ chua 3-5 kg/con/ngày. Cũng có thể dùng phân đạm urê với lượng 2-3g/10kg khối lượng (bổ sung chất đạm vô cơ cho trâu bò, năng lượn tương đương với 0,3-0,5kg tinh bột. Cách dùng, hoà nước vẩy vào rơm cỏ cho ăn 2-3 lần/ngày. Không được hoà nước cho uống, vì cho uống như thế, trâu bò sẽ bị tiêuchảy) để đảm bảo sức khoẻ, tăng khả năng chống nóng, chống dịch bệnh.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cơ bản như: Nhiệt thán, lở mồm, long móng, tả, tụ huyết trùng, v.v… Để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể trâu, bò, chống đỡ lại bệnh tật.


Không vận chuyển gia súc, gia cầm trong những thời điểm nắng nóng trong ngày (thời gian từ 11 đến 15 giờ hàng ngày).