Xin nêu một vài kinh nghiệm trong việc xử lý cỏ dại để bà con cùng tham khảo:
1. Khâu dọn đất: Làm đất thật kỹ là biện pháp đầu tiên để hạn chế cỏ dại. Mặt đất tương đối bằng phẳng là một yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại thuốc cỏ phát huy hết tác dụng, đồng thời cũng là điều kiện tốt để việc quản lý nước và phân bón dễ dàng hơn.
2. Sử dụng thuốc cỏ: Dùng thuốc trừ cỏ PYAN PLUS 6EC có tác dụng hậu nảy mầm và diệt được hầu hết các loại cỏ trên ruộng lúa, đặc biệt là cỏ đuôi phụng.
- Thời điểm phun thuốc tốt nhất là từ 10- 12 ngày sau sạ, lúc đó cỏ đã mọc và có từ 2 đến 3 lá nên thuốc rất dễ bám dính trên bề mặt lá cỏ và khi đó cây mạ đã cao, có thể đưa nước ngập khu ruộng gò (cao) mà không làm ngập đọt ở chỗ trũng.
- Nên khai nước (đưa nước) vào ruộng sau khi phun thuốc một ngày, giữ mực nước và bón phân lần đầu, hiệu quả đạt rất cao.
- Tuyệt đối phải đúng liều lượng và phun đủ số bình trên diện tích theo qui định (50cc/1.000m2) tức là pha 25cc thuốc trong 1 bình 16 lít nước và phải phun đủ 2 bình cho 1.000 mét vuông. Tuy vậy, theo ý kiến của riêng tôi và một số hộ nông dân trong vùng đã từng sử dụng PYAN PLUS thì nếu có điều kiện, với 50cc thuốc ta có thể pha trong 3 bình 16 lít phun cho 1.000 mét vuông sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa.
- PYAN PLUS không ảnh hưởng lúa khi phun trùng mí (chồng lối). Tuy nhiên chúng ta không nên phun dậm lại (phun đi phun lại ở một chỗ khi thấy còn thuốc trong bình) vì điều đó có thể gây vàng lúa, phải mất 4-5 ngày sau mới phục hồi được.
- Tuyệt đối không sử dụng PYAN PLUS cộng với thuốc 2,4D vì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho lúa thậm chí gây chết lúa.
- Có thể pha PYAN PLUS với thuốc trừ sâu DRAGON để vừa diệt cỏ vừa phòng trừ bù lạch (bọ trĩ) rất hiệu quả.
Người ta nói "Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn" . Khống chế được cỏ dại là điều kiện tiên quyết để lúa đạt năng suất cao. Theo tôi, PYAN PLUS đã đáp ứng được yếu tố cần thiết đó. Hy vọng rằng sau khi sử dụng bà con nông dân sẽ có một mùa vụ bội thu.