00:00 Số lượt truy cập: 2638473

Kinh nghiệm trồng nấm bào ngư 

Được đăng : 03/11/2016
Nguyên liệu: Có thể dùng mạc cưa, bã mía, rơm rạ để trồng nấm.

Cách làm: Nguyên liệu khô được làm ướt bằng nước vôi theo tỉ lệ 3,5kg vôi hòa với 1.000 lít nước. Nguyên liệu ủ 7-8 ngày, độ ẩm phải đạt 65% (vắt chặt, nước rịn ra vừa ướt tay là đạt yêu cầu). Sau khi ủ, nguyên liệu phải có mùi dễ chịu, màu sáng. Đống nguyên liệu cần có khối lượng từ 300kg trở lên mới đảm bảo nhiệt độ. Chọn meo nấm có màu trắng đục đồng nhất, không bị nhiễm các nấm mốc xanh, cam hay đen. Sợi tơ ăn mạnh, sự phát triển của meo buông xuống, không bị co cụm lại. Meo tốt, khi cấy sẽ cho nấm có năng suất cao. Cấy meo vào bịch, chọn bao xốp trắng có sức chứa 2,5kg nguyên liệu (dài 30-45cm), nên cấy meo trong nhà kín, mái lợp lá, nền đất thường xuyên được tưới nước để giữ độ ẩm, cứ 1 lớp nguyên liệu dày 4cm thì cấy 1 lớp meo (thường mỗi bịch cấy 4 lớp meo), xếp bịch cách nhau 1cm. Sau 25-30 ngày, dùng dao nhọn rạch 4-6 đường xung quanh bịch nấm, chiều dài vết rạch 3-4cm. sau khi bịch được rạch 4-6 ngày, nấm bắt đầu lên, tiến hành tưới nước bên ngoài túi. Mỗi ngày tưới khoảng 3-4 lần, sao cho độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt trên 85% là tốt. Trong giai đoạn này nấm rất cần độ ẩm, nếu thiếu nước, nấm sẽ cằn cỗi, nhẹ cân, ăn rất dai. Ngược lại nếu tưới nước quá nhiều, nấm sẽ có màu vàng, thối rữa. Nên thu hoạch nấm vào buổi sáng, hái nấm đủ độ tuổi sẽ đạt năng suất và chất lượng cao nhất. Khi thấy mũ nấm mỏng và căng rộng ra, mép mũ hơi quằn xuống là thu hái. Mép mũ cong lên là nấm già.

* Lưu ý:

- Nguyên liệu phải làm sạch, phơi khô, ẩm độ còn khoảng 15 - 20%, sau đó làm ấm, xử lý vôi, bổ sung urê, cấy xạ khuẩn, trộn lại ủ đống, tùy loại nguyên liệu sẽ có hàm lượng thời gian xử lý thích hợp; đối với rơm rạ bã mía ta phải cắt ngắn.

- Meo giống phải chọn chủng nhiệt đới pleurotus cystidiosus hay pleutotus tuber regium, sống hoại sinh; nhiệt độ vươn tơ 27 – 320C - vô nụ 26 - 300C; ẩm độ vươn tơ 40 - 60% - vào nụ 70 -90%; vươn tơ cần ánh sáng yếu - vô nụ cần ánh sáng vừa; pH thích hợp 5 - 6, ghi nhớ khi vào nụ phải có thời gian sốc lạnh (xử lý vô nụ).

- Dinh dưỡng cơ chất trên trộn thêm cám ngô 2 - 5%, hoặc phân hữu cơ đã hoai với tỷ lệ 1 - 5%, ngoài ra còn thêm urê 5‰ ,KCl 1 - 3‰, có thể thêm một số chất như NaCl 1‰, MgCl2 1‰ ... cơ chất nghèo dinh dưỡng như mụn dừa pha thêm 50gr DAP + 1/2 gói AtoniK/bình 8 lít phun cho 100 kg cơ chất, khi trộn nguyên liệu xong ta cần ẩm độ xác định khoảng 60 - 68%.

Chất nấm khi có cơ chất ta đem vào nhà để nơi khô ráo thoáng mát, phương pháp chất có thể “cho vào túi poly-etylen (20 x 27) hay đống khối dưới đất (30 - 40 x 30 - 40cm) hoặc làm khai chất trên kệ (30 x 50 x 15cm)”. Làm túi phải khử trùng bằng hấp nồi hơi, chất đống làm kệ thì phun nước sôi... đậy nylon lại, xong để trong 12 giờ cho nhiệt độ hạ còn 25 - 300C. Cấy meo làm túi thì cấy meo vào miệng bao, với chất khai hoặc làm mô thì cấy từng cục độ sâu 3cm x rộng 10cm, rồi đậy nylon lại, để từ 15 - 30 ngày (tùy loại nguyên liệu, thời gian vô nụ sẽ khác nhau). Khi tơ mọc đầy, tạo khối đồng nhất, màu trắng; nếu trồng bịch lúc này mở miệng bao, bằng cách dùng lưỡi lam rạch đều dài 3 - 5cm x khoảng cách 5 x 5cm rồi tưới nước, nếu trồng nấm chất và kệ thì gỡ bao ra tưới đón nấm, thời gian này nên tạo ẩm độ không khí 80 - 90%, tạo quả thể 3 - 5 ngày sau nấm ra quả thể, thường hiệu xuất ra quả thể cao gấp 2 - 2,5 lần làm nấm rơm.

Lưu ý khi trồng bào ngư (nấm dai)

Tính nhạy cảm với môi trường nấm bào ngư rất nhạy cảm với môi trường như “nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, nồng độ CO2, sự ô nhiễm hóa chất”; do đó cần chú ý điều kiện nuôi trồng hoặc nguồn nguyên liệu, nếu thấy biểu hiện không bình thường thì tùy nguyên nhân thì xử lý ngay. Bệnh cho người có một số người bị dị ứng bởi hít thở phải bào tử nấm phát triển mạnh trong nhà kính lúc sáng; triệu chứng gây sốt 390C, ho, khó thở, nhức đầu, mệt mỏi, nổi mẩn đỏ ...; biện pháp phòng trị: Tránh không nên để người dị ứng vào chăm sóc nấm, khi bệnh trị bằng cách uống thuốc kháng sinh như Penicyline, Ampicyline... khoảng 2 - 3 ngày sẽ khỏi. Bệnh trên nấm địch hại trên nấm bào ngư rất ít, thường thấy nhất là 2 bệnh - mốc xanh (trichoderma sp), phòng trị nâng pH, khử trùng tốt nguyên liệu; ấu trùng ruồi phòng trị phải vệ sinh làm nhà lưới trại nấm. Bệnh do môi trường như ẩm độ cao gây thối, nhiệt độ lạnh ra nấm sớm chết rũ (dạng san hô), biên độ nhiệt lớn làm nấm ngừng sinh trưởng.

Thu hái - Bảo quản: Thu hoạch khi xử lý vào nụ 3 - 4 ngày sau thì thu hoạch nấm, lúc hái nấm phải hái hết chùm, không chừa thịt gốc nấm; bảo quản nấm giữ được 12 giờ ở nhiệt độ thường, bảo quản 150C giữ được 3 ngày, phơi khô 400C trong 4 giờ giữ được 2 - 3 tháng (11 kg nấm tươi / 1 kg nấm khô). Kỹ thuật căn bản như sau:

Trên mụn dừaTrên rơm rạTrên bã mía
Mụn dừaRơm rạBã mía
Phơi nắng 48 giờCắt ngắn 12 - 13 cmPhơi khô 12 - 24 giờ
Trộn nước vôi 0,5 - 1%Làm ẩm 450CLàm ẩm 450C
Cấy xạ khuẩnNgâm nước vôi 1%Nước vôi 2%
Ủ đống 3-5 ngàyNgâm 48-60 giờBổ sung 1% Urê
Trộn thêm dinh dưỡngỦ đống 5 - 7 ngàyTúi nguyên liệu
Cơ chất trồng nấmCơ chất trồng nấmCắt ngắn 12 - 15 cm
Vào túi - xếp môXếp mô - xếp kệKhử trùng
Thanh trùngTrộn dinh dưỡngTrộn giống
Cấy giốngCấy giốngVào túi
Nuôi 25 - 30 ngàyMô - Kệ phôiNuôi ủ 15 - 20 ngày
Bịch - khối phôiNuôi tơ 10 - 15 ngàyTúi - mô - kệ phôi
Đưa vào nhà cheGỡ baoMở miệng - gỡ bao
Mở miệngTưới đón nấmTưới nước
Tưới nướcQuả thểQuả thể
Tạo quả thểThu háiThu hái
Thu hái