00:00 Số lượt truy cập: 2661882

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cỏ xước 

Được đăng : 03/11/2016

Cây cỏ xước còn gọi là ngưu tất nam, thành phần trong cỏ xước chủ yếu là nước protide, glucide xơ  tro… chứa acide oleanolic. Hạt có chứa hentriacontane và saponin…


Theo Đông y, cỏ xước có vị chua đắng tính bình (có tài liệu nói tính mát), tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm lợi tiểu làm lưu thông huyết còn có khả năng chống viên tốt ở giai đoạn mạn và cấp tính tác dụng bổ gan thận mạnh gân cốt được sử dụng để chữa viêm khớp, phụ nữ  sau sinh máu hôi không sạch làm giảm cholesterol trong máu chữa tăng huyết, xơ vữa động mạch…

Hiện tại ở nước ta có rất nhiều nơi trồng loại cây này để làm nguyên liệu thuốc. Xin chia sẻ với bà con một vài kinh nghiệm trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến sơ bộ cây cỏ xước.

1. Thời vụ gieo trồng:

Ở miền núi thường trồng vào tháng 2 và tháng 3, ở đồng bằng thường trồng vào tháng 10 và tháng 11 (cuối thu đầu đông).

2. Làm đất

Cây cỏ xước là cây ưa đất thịt pha cát, tơi xốp, nhiều mùn. Đất phù sa, cao ráo, thoát nước rất hợp. Đất nhiều cát sỏi, bạc màu, đất chua mạn không trồng được.

Ruộng trồng cỏ xước phải được cày bừa, đập đất kỹ. Cày hoặc cuốc sâu có tác dụng làm cho dễ cỏ xước dài, ăn sâu, cho năng suất cao. Khi lên luống thường bón lót phân chuồng vào lưng chừng luống. Luống nên làm rộng 70 – 80 cm, cao 30 – 40 cm. Ở Trung Quốc người ta còn cày sâu, đập đất nhỏ và lên luống cao tới 70 cm, theo các chuyên gia Trung Quốc thì làm như vậy dẽ có củ dài 70 – 80 cm.

Khi lên luống đã hoàn chỉnh, rạch 2 hàng dọc trên mặt luống cách nhau 20 cm. Rắc phân chuồng bột trộn với tro khô.

3. Gieo hạt

Trồng cỏ xước bằng cách gieo hạt. Hạt được ngâm với nước ấm vài giờ, xong trộn với cát khô và tro khô để dễ gieo. Gieo rất thưa trên rạch luống. Gieo xong đậy rơm hoặc rạ. Nếu có nhiều rơm, rạ thì đậy cả mặt luống nếu không ít nhất cũng phải đậy ở rạch luống.

4. Chăm sóc

Gieo hạt xong, quan trọng nhất là tưới ẩm hàng ngày cho hạt mau nảy mầm. Khi hạt đã mọc thì bỏ dạ và tưới bằng thùng tưới có hoa sen để cho cây khỏi bết xuống đất. Khi cây có 4 – 5 đôi lá thật thì tưới thêm phân đạm pha loãng hoặc nước tiểu pha loãng dể cho cây mau kín luống. Tuyệt đối không được tưới bằng nước phân chuồng tươi sẽ không đảm bảo về an toàn dược liệu. Nếu có cỏ phải làm cỏ, xới xáo, phá váng. Khi cây đã giao tán, kín luống nên nhổ tỉa bớt những chỗ quá mau, để cây cách 15 cm. Có thể tưới bằng cách tát nước vào ruộng, ngập rãnh luống rồi té nước lên mặt luống làm như vậy sẽ giừ được độ ẩm cho cây. Tiếp đó tháo nước cho rút hết khỏi ruộng.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh thường chủ yếu ở thời kỳ cây con, hay có sâu xám cắt đứt ngang thân làm cho cây con bị chết. Nên dùng phương pháp bắt sâu là chính, bất đắc dĩ mới dùng thuốc trừ sâu. Đối với loài sâu miệng nhai hiện nay có nhiều loại thuốc khi dùng cần phải chú ý nồng độ ghi trong đơn và nhãn thuốc. Phải đeo khẩu trang và tôn trọng mọi nguyên tắc khi phun thuốc nhất là phải tôn trọng “thời gian cách ly”, tức thời gian tối thiẻu 15 ngày trước khi thu hoạch để giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu trong dược liệu.

Lúc cây trưởng thành cũng có cây bị thối cổ dễ. Trường hợp này phải nhổ cây đem đi đốt và rắc vôi bột vào chỗ mới nyhổ cây.

6. Thu hoạch và chế biến sơ bộ

Thời gian thu hoạch ở miền núi vào cuối năm từ cuối tháng 10 đến tháng 12, ở đồng bằng vào tháng 4 đến tháng 5 năm sau.
Khi cây đã xuất hiện nhiều lá vàng, ở gốc lá dụng dần, đào thử thấy dễ mập, dài 20 – 30 cm là có thể thu hoạch. Trước hết cắt bỏ phần lá, thu gọn vào một chỗ. Dùng thuổng hoặc sà beng đào sâu bẩy đất lên để rễ khỏi bị đứt. Rũ sạch đất ở rễ, đem về rửa sạch phơi ráo nước. Cắt bỏ rễ con, xông lưu huỳnh tù một đến 2 đêm. Phơi âm can hay nắng nhẹ, không nên phơi nắng to nên sân gạch, phơi như thế sẽ làm cỏ xước bị khô xác. Phơi xong phân loại to nhỏ, dài ngắn rồi bó thành từng bó bằng lạt, mỗi bó từ 0,5 đến 1 kg tùy theo yêu cầu của khách hàng. Trường hợp nếu thu hoạch gặp mưa thì treo cao, nếu mưa dài ngày thì sấy bằng lò củi.