00:00 Số lượt truy cập: 3229613

Lai Châu: Xây dựng được 11 mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo nhóm hộ cùng sở thích 

Được đăng : 03/11/2016

Trong năm 2014, bằng các nguồn vốn khác nhau, Hội Nông dân và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành, tiến hành thực hiện các dự án, xây dựng các mô hình ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân.


Hai ngành phối hợp xây dựng các mô hình ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canhcác giống cây trồng, vật nuôi mới như: nấm ăn, ngô lai CP888, CP989, lúa lai BIO 404, lúa thuần HT6, Nghi hương 2308 … nuôi dê sinh sản, Sind hóa đàn bò, nuôi thỏ thương phẩm, nuôi o­ng, nuôi tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính… đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm trong nông nghiệp, tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

Hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng được 11 mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo nhóm hộ cùng sở thích với 192 hộ tham gia (từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân).

Trong năm 2014 Hội Nông dân tỉnh được nghiệm thu cấp tỉnh đề tài khoa học: "Nghiên cứu sự phân bố và lưu hành của vi rút Lở mồm long móng (LMLM) tại tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006-2011", kết quả đạt loại khá với tổng kinh phí sự nghiệp khoa học là 233 triệu. Tiếp tục tiến hành xây dựng dự án:"Chuyển giao kỹ thuật chế biến thức ăn cho trâu, bò từ phụ phẩm nông nghiệp bằng men vi sinh tại huyện Phong Thổ và Sìn Hồ", được phê duyệt thực hiện với tổng kinh phí sự nghiệp khoa học cấp 589 triệu. Dự án thực hiện nhằm chuyển giao kỹ thuật chế biến thức ăn cho trâu, bò từ phụ phẩm nông nghiệp bằng men vi sinh cho các hộ chăn nuôi trâu, bò. Nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi đại gia súc, góp phần giảm thiểu tổn thất cho người nông dân do trâu bò chết vì đói, rét trong mùa đông; thay đổi phương thức chăn nuôi trâu bò dựa hoàn toàn vào tự nhiên dần sang phương thức nuôi nhốt, người nuôi chủ động cung cấp thức ăn cho trâu bò thông qua thu gom, chế biến, dự trữ; qua đó kiểm soát dịch bệnh đối với vật nuôi dễ dàng hơn; cung cấp phân hữu cơ cho ngành trồng trọt được chủ động hơn, góp phần bảo vệ môi trường, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Kết quả các dự án chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tại các địa phương trong tỉnh, tập trung vào giải quyết khó khăn trở ngại kéo dài về thời tiết, sâu bệnh, nếp nghĩ, cách làm, năng lực thâm canh cho đồng bào các dân tộc thông qua con đường khuyến nông mở rộng, tập huấn, hội nghị đầu bờ, mô hình trình diễn. Vì vậy đã khơi dậy được tiềm năng năng suất cao, được chính quyền địa phương và người dân nhiệt liệt hưởng ứng, góp phần đưa năng suất vùng dự án tăng so với đại trà từ 15-20%, nhiều diện tích lúa lai đạt năng suất 80-90 tạ/ ha/ vụ, lúa thuần 65-70 tạ/ ha/ vụ, ngô lai đạt năng suất 42-45 tạ/ ha, năng suất đậu tương đạt 15-22 tạ/ ha… Các mô hình chăn nuôi cũng đã tạo được nguồn thực phẩm đáng kể phục vụ tiêu dùng và cung cấp cho thị trường trong tỉnh./.