Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi; giúp nhau làm giàu chính đáng và giảm nghèo bền vững của các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã có nhiều bước chuyển biến rõ nét về lượng và chất.
Giai đoạn 2008-2013, bình quân hàng năm số hộ nông dân đăng ký danh hiệu sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp đạt từ 70-75% so với tổng số hội viên, nông dân của tỉnh. Năm 2014, số hộ đạt danh hiệu sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp là 54.215 hộ. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều gương nông dân điển hình tiên tiến trong việc “học tập và làm theo tấm gương của Bác trong các lĩnh vực: mạnh dạn đầu tư và áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của hội viên, nông dân trong khai thác tiềm năng và lợi thế về đất đai, nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. So với giai đoạn 2002-2007, số hộ nông dân có mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm tăng gấp 2 lần, thu nhập bình quân 1 ha từ 50 triệu đồng năm 2008 lên 130 triệu đồng năm 2014. Qua triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tập thể và cá nhân như mô hình chăn nuôi bò sữa thôn 8, Đại Lào; Mô hình rau sạch Lộc Sơn; Mô hình VietGap Lộc Thanh… Gương điển hình như ông Vũ Văn Pháp (Lộc Thanh), Nguyễn Đức Thán (Lộc Phát), Nguyễn Văn Thạch (phường 2), Tạ Thị Loan (Đại Lào)… luôn gương mẫu, tích cực giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, từ đó tạo lòng tin với nông dân và quần chúng nhân dân. Ông Trần Thanh Phong, khu phố 9, thị trấn Đạ Tẻh với mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, chăn nuôi. Từ 1 hộ khó khăn vào lập nghiệp, được Hội tạo điều kiện giúp vốn, được tham gia các lớp chuyển giao KHKT, gia đình đã áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi và mở rộng kinh doanh theo hướng trang trại. Hiệnnay thu nhập của gia đình đã trừ chi phí hơn 300 triệu đồng/năm. Gia đình đã giúp đỡ 22 hộ gia đình khó khăn trong thôn vươn lên, với số tiền 160 triệu đồng không tính lãi, bán trả chậm 50 con heo cho bà con khi xuất chuồng mới trả tiền giống. Ông Vũ Đức Huệ, thôn Xuân Thành, xã Đạ Pal, với mô hình làm vườn kết hợp chăn nuôi, gia đình đã áp dụng KHKT chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, kết hợp lấy ngắn nuôi dài, hàng năm thu nhâp của gia đình đã trừ chi phí đạt hơn 200 triệu đồng; giúp đỡ kinh nghiệm sản xuất cho 6 hộ nghèo trong thôn vươn lên thoát nghèo, tạo việc làm cho 2 gia đình trong thôn thiếu đất, mỗi lao động từ 1,8-2 triệu đồng/tháng. Ở huyện Đạ Hoai như ông Nguyễn Quang Thư trong việc nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, ông K’ Nỏi trong gương mẫu, tiết kiệm…