Liên kết "bốn nhà" ở Ninh Thuận
Được đăng : 03/11/2016
Chủ trương tăng cường liên kết “bốn nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh uỷ Ninh Thuận đã từng bước đi vào thực tế. Cách thức thực hiện mô hình liên kết " bốn nhà" ở dưới đây rất cần được nhân rộng.
Xã Phước Hậu là vùng nông nghiệp trọng điểm của huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tại đây, mô hình liên kết "bốn nhà" được cấp uỷ hướng vào lĩnh vực chuyên canh cây lúa. Việc ứng dụng quy tắc ''3 giảm 3 tăng” và đưa giống lúa mới vào gieo trồng đại trà bước đầu tăng năng suất và đưa lại lợi nhuận ổn định cho bà con nông dân. Toàn xã có 2.659 hộ với 15.370 nhân khẩu sinh sống chủ yếu nhờ vào nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Với 830 ha ruộng 3 vụ lúa, sản lượng lúa thu hoạch hằng năm đạt trên 12000 tấn. Từ vùng lúa Phước Hậu, bà con nông dân đã bán ra tị trường trên 7.000 tấn lúa hàng hoá/năm, trị giá trên 14 tỉ đồng. Đồng chí Hứa Văn Bảo, Phó chủ tịch UBND xã cho biết, vụ đông xuân và vụ hè thu năm 2006, nông dân gieo trồng 1.645 ha, năng suất bình quân đạt trên 60 tạ/ha. Trong đó có những cánh đồng thâm canh tốt, đưa giống mới vào sản xuất đại trà đã đạt năng suất tới 7 tấn/ha.
Chương trình liên kết "bốn nhà" được đảng uỷ xã thông qua trong chương trình công tác toàn khoá nhằm vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất nông nghiệp vừa đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm lúa hàng hoá. Thực hiện Chương trình này, UBND xã Phước Hậu đã liên kết với với Trung tậm thực nghiệm và sản xuất giống Nha Hố, sả xuât 128 ha lúa TH6 và TH41 theo quy trình sản xuất giống hiện đại. Được tiếp cận với yêu cầu sản xuất lúa giống rất nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật nhưng bảó đảm mức lãi trung bình 8-9 triệu đồng/ha, bà con nông dân càng ý thức một cách sâu sắc hơn sự cần thiết phải áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Được Trung tâm chuyển giao giống nguyên chủng, hướng dẫn cặn kẽ kỹ thuật canh tác, bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường, bà con nông dân yên tâm sản xuất, Việc liên kết "bốn nhà" ngày càng đi vào thực chất, sự gắn kết giữa nhà khoa học với người sản xuất, kinh doanh và người quản lý đã thực sự mang lại hiệu quả.
Mô hình liên kết "bốn nhà" trong trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn đang được chính quyền, nhân dân, các nhà khoa học và doanh nghiệp nơi đây coi là nguồn lực để phát triển kinh tế nông thôn. Những ngày cuối tháng Mười này, bà con nông dân đang chuẩn bị vào vụ trồng cây thuốc lá. Dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học, hàng triệu cây thuốc lá giống được gieo ươm theo phương pháp "tưới qua đầu" được bà con ứng dụng rộng rãi. Đồng đất nơi đây được cày xới cẩn thận để chuẩn bị đón nhận vụ cây trồng đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất ở địa phương. Anh Thái Vĩnh Liên, 49 tuổi là nông dân gắn bó nhiều năm với nghề trồng thuốc lá tâm sự: "Trước đây chưa có sự giúp đỡ của các nhà khoa học, cây thuốc lá khi bị bệnh là chết hàng loạt, vì vậy nghề trồng thuốc lá là nghề nhiều rủi ro. Bây giờ, nhờ có khoa học kỹ thuật mà rủi ro được hạn chế nên trồng cây thuốc lá rất dễ có cơ hội làm giàu cho nông dân.". Anh không giấu giếm khi cho biết: "Tôi canh tác 2,5 ha thuốc lá, gặp những năm trúng mùa chỉ trong vòng 4 tháng là có doanh thu trên 100 triệu đồng. trừ chi phí, gia đình tôi còn lãi ròng 50 triệu đồng".
Hiện nay, đầu ra của sản phẩm thuôc lá đang gặp khó khăn do giá thành sản xuất tăng cao vì những lý do bất khả kháng như giá xăng dầu, phân bón…tăng, trong khi thuốc lá là mặt hàng không được khuyến khích tiêu thụ. Chính vì vậy, Đảng bộ, chính quyền xã đã quyết định chuyển dần diện tích trồng thuốc lá sang trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đồng chí Lê Văn Hà- Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn cho biết, toàn xã có 2445 ha đất canh tác, trong đó có khoảng 500 ha phù hợp với các loài cây công nghiệp ngắn ngày. Để khai thác lợi thế này, chính quyền địa phương thực hiện vai trò "làm cầu nối'' cho nông dân liên kết làm ăn với các doanh nghiệp theo cơ chế đầu tư ứng trước vật tư, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, sản xuất giống bắp lai LVN 10, mía đường… Nhưng trước mắt vẫn phải duy trì diện tích trồng cây thuốc lá trong khi vẫn tích cực iên kết với các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp nghiên cứu loại cay công nghiệp phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và tập quán canh tác ở địa phương. Vụ thuốc lá năm 2005, nông dân địa phương gieo trồng 495 ha. Bà con canh tác trong điều kiện không thuận lợi về mặt thời tiết nhưng đã cho sản lượng 990 tấn trị giá 12,8 tỷ đồng, cao gấp 2-31ần so với các loại cây trồng khác cùng diện tích. Năm nay, theo kế hoạch của Công ty Cổ phần Hoà Việt dự kiến hợp đồng với nông dân Mỹ Sơn trồng 310 ha thuốc lá sợi vàng. Công ty ứng trước vật tư cho nông dân sản xuất sau đó thu hồi vào cuối vụ thu hoạch. Trong điều kiện canh tác của nông dân chuyên trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao thì doanh thu 1 ha gieo trồng hàng năm đã đạt trên 50 triệu đồng. Với mô hình liên kết "bốn nhà", những cánh đồng đạt trên 50 triệu đồng/ha là hiện thực trong tầm tay.
Để mô hình làm ăn hiệu quả này được nhân rộng, bản thân mỗi nhà trong "bốn nhà" cần nâng cao hơn nữa chất lượng hợp tác, liên kết. Trong điều kiện canh tác các loài cây có giá trị kinh tế cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn như cây thuốc lá thì cần thực hiện cơ chế bảo hiểm rủi ro. Nhà doanh nghiệp liên kết với nhà nông có trách nhiệm mua bảo hiểm cho cây trồng để giảm bớt gánh nặng cho nông dân khi gặp thiên tai, bệnh hại. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũng như của bà con nông dân liên kết làm ăn, tránh không để xảy ra những tranh chấp không đáng có trong quá trình liên kết. Trong bối cảnh nước ta đã gia nhập WTO, liên kết "bốn nhà" có chất lượng sẽ trực tiếp tạo lên sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới./.