00:00 Số lượt truy cập: 2638211

Mật ong Cao Bằng: Loay hoay tìm chỗ đứng 

Được đăng : 03/11/2016
Năm nay, những người nuôi o­ng ở Cao Bằng trúng mùa lớn. Nhưng đi kèm với niềm vui đó lại là nỗi lo làm sao tiêu thụ hết số mật o­ng sản xuất được trong năm, bởi mật o­ng Cao Bằng đã không giữ được danh tiếng cũ do một số người vì cái lợi trước mắt đã pha đường vào mật...

Thật, giả khó lường

Mặc dù chỉ coi là phụ nhưng nghề nuôi o­ng ở Cao Bằng lại giúp người dân có thu nhập ổn định. Hiện, Hoà An, Hà Quảng, Thạch An,... là những huyện có nhiều gia đình nuôi o­ng nhất tỉnh. Mỗi hộ có bình quân 10 - 30 đàn o­ng. Năm nay, đến 90% đàn o­ng không bị mắc bệnh nên sản lượng cũng khá, nhà ít thì vài chục lít, nhà nhiều có thể lên đến hàng trăm lít. Dù vậy, bà con nông dân vẫn kém vui vì mật o­ng ngày càng khó tiêu thụ. Hiện giá mật o­ng dao động từ 50.000 - 75.000 đồng/lít. Anh Hoàng Văn Nguyện, xã Đề Thám (thị xã Cao Bằng) có 100 đàn o­ng, sản lượng khoảng 700 lít mật/năm. Hiện anh Nguyện đang lo đứng lo ngồi vì mật tiêu thụ quá chậm. “Những năm trước, vào thời điểm này tôi đã tiêu thụ được 2/3 sản lượng nhưng năm nay mới chỉ được 1/3. Đã bán chậm lại bị khách hàng nghi ngờ không biết có phải là mật nguyên chất hay không. Tôi chẳng biết thanh minh thế nào” - anh Nguyện than thở. Theo chị Nguyễn Thị Hậu (thị xã Cao Bằng): “Mỗi khi cần mật o­ng, tôi phải tìm đến người quen mới mua được mật nguyên chất, còn ra chợ, có thể rẻ hơn 5.000 - 10.000 đồng/lít, nhưng thật giả khó phân biệt lắm”.

Ông Đào Minh Quân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) nuôi o­ng duy nhất của tỉnh (16 thành viên) thuộc xã Đề Thám cho biết: “Tôi theo nghề nuôi o­ng lấy mật từ năm 1993 nhưng chưa khi nào mật lại ế như năm nay. Nguyên nhân cũng chỉ vì mật o­ng kém chất lượng ngày càng nhiều nên người tiêu dùng e ngại”. Theo ông Quân, Cao Bằng có nhiều điều kiện để phát triển nghề nuôi o­ng, chỉ riêng 16 thành viên CLB cũng có thể sản xuất mấy nghìn tấn mật/năm, nhưng do tiêu thụ chậm nên họ không dám sản xuất nhiều.


Đi tìm đầu ra cho sản phẩm

Thị trường tiêu thụ mật o­ng vẫn là bài toán khó giải đối với người nuôi o­ng cả nước, mật o­ng Cao Bằng cũng không ngoại lệ. Theo nhiều người nuôi o­ng ở đây, mật o­ng rừng Cao Bằng đang bị “mang tiếng” bởi một số người vì cái lợi trước mắt đã pha thêm đường kính vào khiến chất lượng mật kém. Mặt khác, do sản xuất mật còn nhỏ lẻ, chưa có cơ quan nào đứng ra chứng nhận đảm bảo chất lượng, chưa có đại lý phân phối chính thức nên người nuôi o­ng càng khó khăn hơn trong việc tiếp thị, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Ông Quân cho hay: “Trước mắt, để cải thiện tình hình, các thành viên tham gia CLB nuôi o­ng đều phải đảm bảo sản phẩm của mình 100% là mật nguyên chất, nếu bị phát hiện, tự họ phải rút lui. Để tăng độ tin cậy, chúng tôi còn mang mật o­ng đến Công ty o­ng Trung ương nhờ họ đo độ mật bằng máy. Thực ra, để phân biệt mật nguyên chất và mật pha không khó, một chai 65 mật cân lên được 1,4kg là mật o­ng nguyên chất. Tôi đang kêu gọi các thành viên đóng góp để mua máy kiểm tra chất lượng mật”.

Để thúc đẩy nghề nuôi o­ng phát triển, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, ông Hoàng Đức Thiện, Phó chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh cho biết, thời gian tới, Hội sẽ kết hợp với CLB nuôi o­ng vận động thành lập các nhóm sản xuất ở từng địa phương. Nhóm sẽ kết nạp thành viên mới nếu thành viên ấy chứng minh được sản phẩm mật của mình là nguyên chất. Ngoài ra, sẽ giúp người nuôi o­ng tìm thị trường tiêu thụ, mở rộng sản xuất, giám sát chất lượng trong quá trình sản xuất cũng như thu hoạch. Nếu làm được như vậy, nhất định mật o­ng Cao Bằng sẽ lấy lại uy tín.

---------------------------------------------------------------------

Năm 2002, cả nước xuất khẩu được 14.000 tấn mật o­ng, trị giá gần 20 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu mật o­ng lớn thứ hai ở châu á, sau Trung Quốc. Tuy nhiên, lượng mật o­ng xuất khẩu gần đây có xu hướng giảm. Nguyên nhân chính là do chất lượng thấp.