00:00 Số lượt truy cập: 2662334

Một số loại bệnh do ký sinh trùng trên cá tra 

Được đăng : 03/11/2016
Trong điều kiện nuôi thâm canh, với mật số cao, sử dụng thức ăn công nghiệp, nguồn nước nuôi cá rất nhanh bị ô nhiễm. Điều này là nguyên nhân làm cho các loại ký sinh trùng trên cá tra phát triển mạnh. Xin giới thiệu một số loại bệnh chính và cách phòng trị.

Cần chủ động phòng bệnh cho cá tra.

Bệnh trùng bánh xe

Do nhiều giống loài thuộc giống Trichodina, Tripartiella, Trichodinella ký sinh chủ yếu ở da và mang cá gây nên.

Triệu chứng: Cơ thể cá có nhiều nhớt màu trắng đục, da chuyển màu xám và cá bị ngứa ngáy. Cá nổi đầu từng đàn trên mặt nước, riêng cá tra giống thường nhô hẳn đầu lên mặt nước và lắc mạnh, một số cá tách đàn bơi quanh bờ ao.

Khi bệnh nặng, cá bị ngạt thở, mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội không định hướng. Sau đó cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.

Bệnh thường xuất hiện và phát triển khi trời u ámB, nhiệt độ xuống thấp, đặc biệt vào mùa mưa.

Bệnh trùng mỏ neo

Bệnh do các loài thuộc giống Lernaea gây nên.

Triệu chứng: Cá khó chịu, bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm. Lernaea lấy chất dinh dưỡng nên cá bị gày yếu, bơi lội chậm chạp.

Đối với cá giống, khi bị Lernaea ký sinh, cơ thể cá bị dị hình, uốn cong, mất thăng bằng. Nếu bị ký sinh lượng lớn trong khoang miệng, cá sẽ không đóng miệng lại được, không bắt được thức ăn và chết.

Bệnh rận cá

Bệnh do các loài thuộc giống Argulus gây nên.

Argulus thường ký sinh ở da, vây, mang một số cá nước ngọt, nước lợ, nước biển, chúng cào rách tổ chức da cá, làm da cá bị viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập. Vì vậy, Argulus thường xuất hiện với bệnh đốm trắng, đốm đỏ, lở loét, làm cá chết hàng loạt.

Bệnh trùng quả dưa

Tác nhân gây bệnh là loài Ichthyophthyrius multifiliis.

Trên da, mang, vây và cơ thể cá bị bệnh có nhiều hạt nhỏ lấm tấm, màu trắng đục (đốm trắng) có thể thấy rõ bằng mắt thường. Cơ thể cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Khi cá yếu chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.

Bệnh do sán lá đơn chủ

Do các loài sán lá đơn chủ thuộc giống Dactylogyrus, Gyrodactylus, Ancyrocephalus, Pseudodactylus gây nên.

Lúc ký sinh chúng dùng móc bám chặt và phá hoại các tổ chức da, mang cá, làm cá tiết nhiều dịch nhờn, ảnh hưởng đến hô hấp, cá nổi đầu và tập trung ở chỗ nước thoáng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh.

Bệnh nấm thuỷ mi (nấm nước)

Bệnh gây ra do 4 giống nấm Leptolegnia, Aphanomyces, Saprolegnia và Achlya. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, khi nhiệt độ thấp (18-20 độ C), đặc biệt khi cá bị xây xát hoặc do viêm nhiễm ngoài da.

Triệu chứng: Cá gày và đen sạm. Trên da xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục.