00:00 Số lượt truy cập: 3229488

Nghệ An: Bón phân viên cho lúa, đạt hiệu ích kinh tế cao 

Được đăng : 03/11/2016
Được sự tài trợ của Dự án Đào tạo và Khuyến nông dựa vào cộng đồng (CBAET), mới đây huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An đã áp dụng thành công mô hình bón phân viên dúi sâu cho lúa. Kết quả năng suất lúa mô hình đã tăng hơn 1 tấn/ha và giảm được 30% lượng phân đạm so với bón vãi.

Được sự tài trợ của Dự án Đào tạo và Khuyến nông dựa vào cộng đồng (CBAET), mới đây huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An đã áp dụng thành công mô hình bón phân viên dúi sâu cho lúa. Kết quả năng suất lúa mô hình đã tăng hơn 1 tấn/ha và giảm được 30% lượng phân đạm so với bón vãi.

Ông Phan Thanh Tâm - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Quỳ Hợp cho biết: Theo nghiên cứu của Trung tâm phát triển phân bón Quốc tế (IFDC) nếu bón vãi 10 kg phân đạm cho lúa thì lúa chỉ hấp thụ được 3- 4kg, còn lại là bị rửa trôi và bay hơi. Như vậy, cách tốt nhất nhằm hạn chế sự tổn thất này là phân bón phải được nén thành viên rồi bón vùi (dúi) sâu xuống bùn, để giữ chặt cho phân tan dần theo thời gian sinh trưởng của cây lúa. Lý thuyết này nói rất đúng, nhưng để tuyên truyền cho bà con nông dân ở các huyện miền núi hiểu để áp dụng vào sản xuất thì cán bộ phải làm cho họ thấy trước.

Cũng bởi vậy mà vụ hè thu năm ngoái, Trạm mới bắt đầu triển khai mô hình và vận động được 10 hộ ở bản Đồng Tiến, xã Châu Cường tham gia. Quá trình chăm sóc ruộng mô hình và ruộng đối chứng (đều cấy giống lúa Nhị ưu 838) có cùng một chế độ như nhau, nhưng kết quả đến vụ thu hoạch, ruộng mô hình đã cho năng suất 3,2 tạ/sào (500m2), còn ruộng bón phân vãi cùng ở một khu vực thì chỉ thu được 2,8 tạ/sào. Tức là ruộng mô hình có năng suất cao hơn ruộng đối chứng 800kg/ha. Đó là chưa kể tới lượng phân đạm (đã ép thành viên) của ruộng mô hình bón ít hơn ruộng bón phân vãi 30%.

Phấn khởi vì mô hình đã thành công và bà con nông dân thì ai cũng tin tưởng, nên bước vào vụ đông xuân 2009 này, Trạm Khuyến nông Quỳ Hợp đã cho in ấn tài liệu rồi mở các lớp tập huấn kỹ thuật cấy lúa và bón phân viên dúi sâu để triển khai thực hiện ở 5 xã, gồm: Châu Đình, Văn Lợi, Châu Cường, Châu Lộc và Liên Hợp. Về kỹ thuật cấy lúa và cách thức bón phân, ông Phan Văn Quang - Cán bộ phụ trách dự án này cho biết: Để bón phân viên dúi sâu được thuận lợi, trước hết phải chú ý tới khâu cấy lúa. Tức là cấy lúa phải chăng dây thẳng hàng, hàng dọc phải vuông góc với hàng ngang. Và hàng cách hàng 17 cm, bụi cách bụi cũng 17 cm.

Vụ đông xuân này, hiện bà con nông dân các dân tộc ở huyện miền núi Quỳ Hợp đang thu hoạch, trong đó diện tích lúa bón phân vãi, năng suất chỉ đạt 2,8-3 tạ/sào (5,6-6 tấn/ha).

Trong khi đó tất cả tất những thửa ruộng áp dụng bón phân viên dúi sâu thì năng suất đã thu được từ 3,5 tạ trở lên/sào (7-7,2 tấn/ha). Như vậy tính hiệu quả của mô hình mới đã được xác định, bởi vậy kể từ vụ tới trở đi, nông dân trong toàn huyện Quỳ Hợp sẽ áp dụng mô hình bón phân viên dúi sâu cho cây lúa.

Mỗi bụi lúa chỉ cần cấy 3 cây, đảm bảo mật độ 32 bụi/m2. Cấy thưa như thế này là để tiết kiệm giống, tiết kiệm công, ít sâu bệnh, khai thác hết khả năng đẻ nhánh hữu hiệu của giống lúa. Về kỹ thuật bón phân viên dúi sâu: 1 kg phân viên ở đây gồm 0,55 kg phân đạm Phú Mỹ (hàm lượng 46%) và 0,45 kg kali (hàm lượng 60%), hai loại này trộn đều rồi cho vào máy nén viên (máy do Dự án cung cấp cho Trạm KN). Khi cấy lúa được 2-3 ngày, thân cây đã bén rễ hồi xanh và đất vẫn còn mềm thì ta bắt đầu bón phân viên. Một viên phân (có trọng lượng 3,4 gr) dúi sâu xuống ruộng 7-8 cm, nằm ở trung tâm giữa 4 bụi lúa. Khi dúi xong ta phải dùng tay thoa nhẹ lớp bùn để lấp kín viên phân. Chú ý không được dẫm đạp lên chỗ viên phân đã dúi, và mực nước trong ruộng luôn duy trì ở mức từ 1-2 cm. Tổng lượng phân bón cho 1 sào (500m2) là: Bón lót phân chuồng 300-400 kg, phân lân (lân supe hoặc lân nung chảy) 15-20 kg, vôi bột 10-15 kg và phân viên dúi sâu 13,6 kg.

Trao đổi với chúng tôi về tính hiệu quả của mô hình, tại các chân ruộng ở xã Châu Đình, ông Phan Văn Quang cho biết: Trước hết nói về lợi ích của việc bón phân viên dúi sâu cho lúa là tiết kiệm được một lượng phân đạm rất lớn, vì nó không bị rửa trôi, không bị bốc bay hơi. Viên phân nén dúi sâu đúng theo quy định thì cây lúa sẽ hấp thụ hết theo thời gian phân tan dần trong đất mà không bị phụ thuộc vào thời tiết, do vậy cây sinh trưởng tốt, thân chắc, giảm được sâu bệnh…