00:00 Số lượt truy cập: 2668688

Nhân giống cây sứ bằng phương pháp gieo hạt 

Được đăng : 03/11/2016
Bình thường cây sứ thỉnh thoảng cũng cho trái, nhất là vào mùa khô, từ tháng giêng đến tháng 5.

Trái sứ có từng cặp như sừng trâu dài khoảng 20-30 cm, mỗi trái chứa từ 50-100 hạt. Hạt sứ to, trụ tròn, dài như hạt lúa, có vỏ mềm cốp màu trắng với chùm lông tơ 2 mđầu, rất dể nầy mầm khi ươm. Đây là cách để người ta lai tạo ra những giống mới bằng phương pháp thụ phấn chéo giữa hoa của cây sứ khác nhau. Cấu tạo của hoa sứ khá đặc biệt với 5 bao phấn chụm lại thành chóp nhọn và nằm gần kề trên nuốm nhụy. Tuy khoảng cách rất gần nhưng lại rất khó thụ tinh vì phấn hoa vẫn bị ngăn cách bởi 1 màng mỏng vói nuốm nhụy cái. Trong thiên nhiên nhờ o­ng, bướm khi thò vòi vào ống hoa để hút mật đã làm cho phấn hoa rơi vào nuốm nhụy cái. Quá trình thụ tinh sẽ xảy ra nếu điều kiện môi trường thuận lợi (khô ráo), thời điểm thích hợp (núm nhụy cái đang chín chờ phấn, phấn hoa vừa khai ra, chưa khô). Thao tác thụ phấn cho hoa sứ là ta cắt bỏ ống hoa trên chổ thắt cỡ 1-2 cm, chừa phần đáy ống lại, ngắt bỏ các tua giả nhụy đực, bóp nhẹ vào đáy ống hoa để tách chùm boa phấn, lộ núm nhụy cái phía dưới ra, dùng cọ lông mềm, hơi ầm, phết lên túi phấn (đực) rồi phết lên núm nhụy (cái) hoặc ta lấy phấn của hoa cây khác phết lên núm nhụy cái cây làm trái để lai to ra nhửng cây lai mới. Từ lúc thụ phấn, đậu trái, trái già cho đến thu hoạch mất khoảng hơn 2 tháng. Thu hoạch trái, lấy hạt, phơi khô khoảng 2-3 nắng là ta có thể đem ươm. Điều khiển ra hoa: Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.Bình thường cây sứ thỉnh thoảng cũng cho trái, nhất là vào mùa khô, từ tháng giêng đến tháng 5. Trái sứ có từng cặp như sừng trâu dài khoảng 20-30 cm, mỗi trái chứa từ 50-100 hạt. Hạt sứ to, trụ tròn, dài như hạt lúa, có vỏ mềm cốp màu trắng với chùm lông tơ 2 mđầu, rất dể nầy mầm khi ươm. Đây là cách để người ta lai tạo ra những giống mới bằng phương pháp thụ phấn chéo giữa hoa của cây sứ khác nhau. Cấu tạo của hoa sứ khá đặc biệt với 5 bao phấn chụm lại thành chóp nhọn và nằm gần kề trên nuốm nhụy. Tuy khoảng cách rất gần nhưng lại rất khó thụ tinh vì phấn hoa vẫn bị ngăn cách bởi 1 màng mỏng vói nuốm nhụy cái. Trong thiên nhiên nhờ o­ng, bướm khi thò vòi vào ống hoa để hút mật đã làm cho phấn hoa rơi vào nuốm nhụy cái. Quá trình thụ tinh sẽ xảy ra nếu điều kiện môi trường thuận lợi (khô ráo), thời điểm thích hợp (núm nhụy cái đang chín chờ phấn, phấn hoa vừa khai ra, chưa khô). Thao tác thụ phấn cho hoa sứ là ta cắt bỏ ống hoa trên chổ thắt cỡ 1-2 cm, chừa phần đáy ống lại, ngắt bỏ các tua giả nhụy đực, bóp nhẹ vào đáy ống hoa để tách chùm boa phấn, lộ núm nhụy cái phía dưới ra, dùng cọ lông mềm, hơi ầm, phết lên túi phấn (đực) rồi phết lên núm nhụy (cái) hoặc ta lấy phấn của hoa cây khác phết lên núm nhụy cái cây làm trái để lai to ra nhửng cây lai mới. Từ lúc thụ phấn, đậu trái, trái già cho đến thu hoạch mất khoảng hơn 2 tháng. Thu hoạch trái, lấy hạt, phơi khô khoảng 2-3 nắng là ta có thể đem ươm. Điều khiển ra hoa: Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.