00:00 Số lượt truy cập: 2671744

Nuôi đà điểu trên đất cát 

Được đăng : 03/11/2016

Hơn ba tháng nay, một số hộ dân xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã đưa đà điểu về nuôi, qua đó mới khám phá ra là dễ nuôi hơn trâu, bò.


"Hôm đem về thấy chúng cứ nhông nhông miết, nắng mưa chi cũng ở suốt ngoài trời... tui cứ sốt ruột. Nhưng bữa ni thì bớt lo rồi..." - chị Ngô Thị Liêm (thôn 3, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ) cho biết.

Lớn nhanh quá!

Vợ chồng chị Liêm là một trong hai hộ đầu tiên được Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam (thuộc Tổng công ty Khánh Việt) chuyển giao kỹ thuật nuôi đà điểu, thí điểm mô hình đưa đà điểu về nhà dân. Lâu nay gia đình chị Liêm sống bằng nghề nông nhưng ở vùng cát nghèo khó này trồng cây lúa cứ thất liên tục. Giờ đây, chị Liêm rất kỳ vọng vào con đà điểu: "Mấy con đà điểu ni hồi mô chừ có thấy nhà ai nuôi đâu, tui nuôi mà hồi hộp lắm. Nhờ trung tâm thường xuyên cử cán bộ xuống tận nơi giúp đỡ về thú y cũng như kỹ thuật chăm sóc... Nếu có sự cố gì, trung tâm sẽ hỗ trợ luôn thuốc men điều trị, nên cũng yên tâm".
Sau ba tháng, đàn đà điểu của chị lớn khá nhanh, hôm mới mua chỉ nặng 20kg/con nay đã tăng hơn 50kg/con. Chị Liêm tâm sự: "Chừ thấy đà điểu dễ nuôi hơn con bò, con heo. Cỏ cắt về, xắt nhỏ bỏ vào máng là chúng ăn ngon lành...Vợ chồng tui rất mừng khi con đà điểu chịu sống và lớn nhanh được ở vùng cát ni".
Đàn đà điểu ở vườn nhà ông Nguyễn Đình Long (thôn Ngọc Mỹ, xã Tam Phú) cũng đang lớn nhanh, con lớn nhất hơn 80kg. Trước đây, ông Long nuôi tôm nhưng thất bại. Cái ao đào năm ngoái còn đó nhưng tôm chết sạch, mất toi 20 triệu đồng. Cách đây ba tháng, Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam khảo sát gợi ý ông Long thử làm ăn với con đà điểu.
Ông Long cho biết: "Lúc đầu tính không làm vì phải bỏ vốn vài chục triệu đồng nhưng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, trung tâm bán con giống giảm được 20-25% so với giá thị trường, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cho nợ gối đầu thức ăn và cam kết bao tiêu sản phẩm nên tôi cũng yên tâm...". Từ số tiền 10 triệu đồng được Phòng kinh tế Tam Kỳ hỗ trợ và 15 triệu đồng vay ngân hàng, ông Long đầu tư mua 15 con đà điểu giống hết 22,5 triệu đồng và thêm tiền cho đủ 4 triệu đồng làm chuồng.

Bạt đồi nuôi đà điểu

Một trang trại mang tên D1 ở thôn Lý Trường, xã Bình Phú (xã miền núi phía tâ

Đà điểu khai thác trên 40 năm, mỗi năm đà điểu đẻ 40-50 trứng, giá từ 50.000-150.000 đồng/trứng. Thịt đà điểu khoảng 40.000 đồng/kg hơi. Hiện nay, nguồn cung không đủ cầu. Bộ da đà điểu cũng có giá từ 1-1,5 triệu đồng.

y huyện Thăng Bình) của ông chủ nông dân Lê Tấn Quang với hơn 20 con đà điểu sắp vào mùa sinh sản... Ông Quang cho biết trong một lần ghé trung tâm giống đà điểu ở Tam Phú (Tam Kỳ) con đà điểu đã thật sự cuốn hút ông.
Ông liền nghĩ: "Con đà điểu sống tốt ở những vùng không bị ngập nước. Sao không đưa nó về vùng đồi gò nuôi thử...". Từ 2ha đất thuê, ông Quang tiến hành san ủi quả đồi hơn 1.000m2 để làm chuồng trại, trồng cỏ và đưa đà điểu lên vùng gò đồi...
Tháng 8-2006, ông Quang mua 26 con đà điểu giống của trung tâm giống đà điểu về nuôi, với qui trình khép kín do cán bộ kỹ thuật của trung tâm chuyển giao. Lúc đó, nhiều người cho ông là phiêu lưu khi đưa con đà điểu lên vùng gò đồi. Ông Quang tâm sự: "Hồi đó nghe người ta cứ bàn ra tui cũng lo lắm. Mấy chục triệu bạc chứ đâu có ít...". Nhưng nỗi lo của ông Quang bớt đi khi đàn đà điểu do ông chăm sóc thích nghi với môi trường sống ở đây và phát triển tốt.

Phải chọn lọc người nuôi

Ông Huỳnh Trung Sơn - giám đốc Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam - cho biết: "Việc đưa đà điểu đến các hộ dân là định hướng của tổng công ty. Chiến lược về lâu dài, người nông dân là vệ tinh nuôi đà điểu thương phẩm cho công ty. Trước mắt, chúng tôi thí điểm, nếu người dân nuôi có lợi nhuận và họ chấp nhận được sẽ triển khai rộng rãi mô hình này".
Theo ông Sơn, nông dân nuôi đà điểu có lợi thế hơn trung tâm do số lượng ít nên dễ chăm sóc, có thể tận dụng công lao động. Đà điểu là giống tạp ăn, tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp sẽ tiết kiệm một khoản chi phí thức ăn rất đáng kể. "Thời gian nuôi đà điểu thương phẩm khoảng 7-8 tháng/vụ (hai năm ba vụ). Chỉ cần vùng đất không bị ngập nước, có rau sạch thì mùa nào cũng thuận lợi để nuôi đà điểu" - ông Sơn nói.
Trung tâm có khả năng cung cấp 8.000-10.000 con giống/năm. Tuy nhiên, ông Sơn cho biết không phải hộ dân nào cũng có thể nuôi mà phải chọn lựa. Trung tâm khảo sát và chỉ hợp tác với những hộ có điều kiện đất đai, nguồn nước, khả năng trồng cỏ, tiếp thu kỹ thuật công nghệ và xem xét môi trường xung quanh. "Mô hình này sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Chỉ cần nuôi 15-20 con đà điểu người dân có thể kiếm lời vài chục triệu đồng/vụ là bình thường".