00:00 Số lượt truy cập: 2662179

Phòng và chữa bệnh hen phế quản 

Được đăng : 03/11/2016

* Phòng bệnh hen phế quản

- Những người dễ bị dị ứng không dùng các thuốc aspirin, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn bêta, penicillin… tránh bột phát cơn hen phế quản (suyễn). Không dùng hoàng kì chữa suyễn do suy tim, tránh làm tăng cơn khó thở, kích thích co thắt cơ trơn.


- Thường ăn các loại hoa quả có dược tính chống hen suyễn, dị ứng, có thể nấu chung với các loại thực phẩm dễ gây dị ứng (cá, thịt bò, trứng): cà rốt, giá đỗ, húng chanh, lá củ cải, hương nhu tía, rau diếp xà lách, lá - củ hẹ….

- Phổi lợn (heo) (làm sạch) nhồi lá hẹ 100g, củ hẹ 20g (rửa sạch, thái nhỏ) - chưng chín, ăn. Tác dụng: chữa hen suyễn, bổ phổi.

- Trà ngừa suyễn: lá táo ta 100g, lá chanh 50g, hạt cải canh 10g - tán bột, dùng 10g hãm nước sôi, uống buổi sáng, sẽ ngừa được cơn hen cả ngày. Lá dâu 200g, lá khế 50g, hạt tía tô 10g - tán bột, dùng như trên. Lá ngải cứu 150g, dây tơ hồng 100g, hạt bìm bìm 10g - tán bột, dùng như trên.

- Tinh dầu hoa hồng 2 giọt pha trong 100ml nước chín, uống buổi sáng. Tác dụng: ngăn cơn hen xảy ra, ức chế nguyên nhân gây hen, tăng khả năng miễn dịch với bệnh này.

- Nhựa sung 50g, bánh tráng (bánh đa) sống 1 cái - phết nhựa sung lên bánh tráng, nướng chin.

* Chữa bệnh

-Các trường hợp suyễn cấp do phản ứng thuốc cần đưa gấp đến bệnh viện cấp cứu, cho thở oxy…

Chỉ chữa tại nhà các trường hợp hen suyễn do dị ứng thời tiết - thức ăn - vật thể lạ - nhiễm khuẩn, suyễn phối hợp với viêm phế quản cấp và mãn tính (thể nhẹ).

a)Lá táo ta 100g, mã đề (khô) 50g, lá kim ngân 50g - sắc, chia 2 lần uống/ngày. Tác dụng: chữa hen hàn - han dị ứng, da trắng bệch, người lạnh, đờm lỏng có bọt dễ khạc, thích uống nước nóng, cắt cơn hen, long đờm giảm ho, làm dễ thở, chống choáng dị ứng do ức chế tiết histamin, chữa hen dị ứng do nhiễm liên cầu khuẩn

b)Hạt cải bẹ 10g, rễ chanh 10g, rễ cỏ tranh 30g, vỏ cây dâu 30g, ngải cứu 16g, bèo cái (phơi khô) 16g - sắc uống 1 lần/ngày. Tác dụng: như  bài (a).

c)Ma hoàng 12g, tề thái 12g, kim tiền thảo 20g, thục địa 12g, ngũ vị tử 12g, khoản đông hoa 12g, kim ngân 30g, xạ can 8g, thổ phục linh 20g - sắc uống 1 lần/ngày. Tác dụng: như bài (a).

d)Mạch môn 20g, ma hoàng 12g, địa cốt bì 12g, tri mẫu 12g, tang bạch bì 16g, thạch cao 16g, thạch xương bồ 16g, tế tân 20g, tử uyển 12g, cam thảo 8g - sắc uống 1 lần/ngày.

e)Cát cánh 100g, cỏ mực (khô) 100g - tán bột, luyện mật lợn làm viên, phơi trữ uống  5g/lần, 3 lần/ngày. Tác dụng: chữa hen giảm ho, tiêu đờm chống co giật.

f)Cát cánh 200g, kinh giới 200g, bách bộ 200g, cam thảo 60g, trần bì 100g - tán bột, uống 4g/lần, 3 lần/ngày, uống sau 2 bữa cơm và buổi tối trước khi đi ngủ.

g)Nhân sâm 8g, thục địa 20g, cây bảy lá 1 hoa 20g, hồ đào nhân 16g, tắc kè 8g, ngũ vị tử 8g - sắc uống 1 lần/ngày. Tác dụng: chữa hen phế quản, viêm phế quản mạn, tâm phế mạn.

h)Hoàng kì 20g, bách bộ 10g, địa long 6g, cát cánh 10g - tán bột, luyện hồ viên to bằng hạt ngô (bắp), uống 6 viên/lâng, 3 lần/ngày, 10 ngày/đợt, 3 đợt liền. Tác dụng: chữa ho xuyễn, viêm phế quản mãn tính, không dung chữa xuyễn do suy tim.

i)Bán hạ chế 40g, phèn chua phi 25g, chỉ xác 30g - sao giòn, tán bột, uống 1 thìa café (5g)/lần, 2 lần/ngày trước các cơn hen.

j)Thiên môn 12g, mạch môn 12g, tang bạch bì 16g, bách bộ 8g, tiền hồ 12g, ô mai 12g, bán hạ chế 8g, trần bì 16g, thạch cao 16g - sắc uống 1 lần/ngày. Tác dụng: chữa hen phế quản do nhiễm khuẩn - hen nhiệt mặt đỏ, sợ nóng, đờm dính vàng, khát nước, thích uống nước nguội, táo bón.

k)Sài đất 40g, sâm đại hành 12g, kim ngân 20g, hoàng liên 12g, hoàng cầm 12g, nhân trần 12g - sắc uống 1 lần/ngày. Tác dụng: chữa hen suyễn, viêm phế quản phổi do nhiễm liên cầu khuẩn.

l)Ma hoàng 8g, bán hạ chế 8g, tô tử 12g, đình lịch 8g, thạch cao 20g, tang bạch bì 20g, trúc lịch 20g, xạ can 10g, hạnh nhân 10g, sinh khương 4g, đại táo 5 quả - sắc uống 1 lần/ngày. Tác dụng: như  bài (j)./.