00:00 Số lượt truy cập: 3226545

Phú Thọ: Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà thịt 

Được đăng : 03/11/2016

Năm 2008, thực hiện chương trình phối hợp giữa Trung tâm khuyến nông và Hội LHPN tỉnh về việc chuyển giao các tiến bộ KHKT áp dụng đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất tạo điều kiện giúp đỡ các gia đình nghèo thuộc xã nghèo tăng thu nhập, phát triển kinh tế đã tiến hành triển khai mô hình “Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học” tại xã Cự Đồng, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ với quy mô là 500 con cho 10 hộ tham gia. Xã Cự Đồng là một xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn, có diện tích đất nông nghiệp 1.118,6ha, 861,51ha đất lâm nghiệp, đất ở là 31,5ha và 437,66ha đất khác. Toàn xã có 968 hộ, 4.278 nhân khẩu. Hầu hết nhân dân trong xã sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, kinh tế phát triển chậm, đời sống nhân dân còn nghèo đói.


Khi tiếp cận với giống gà mới (gà Sacsor lông màu) chị em đã có những băn khoăn về nhận thức vì tập huấn canh tác của bà con nông dân và chị em phụ nữ đang nuôi các giống gà thông thường của địa phương. Hầu hết chị em khi tham gia mô hình đều chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc, chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học. Các dịch vụ cung ứng thức ăn cho gà trên địa bàn xã Cự Đồng quy mô nhỏ lẻ, chưa thuận tiện. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, UBND, sự phối hợp nhiệt tình của tổ khuyến nông và các ban, ngành trong xã, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện mô hình theo đúng quy trình: Chuồng phải có mái lợp, rèm che; dụng cụ cho ăn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tẩy uế bằng vôi hoặc phun phoóc môn từ 3-5%; nền phải khô, sạch và có chất độn chuồng như chấu, bã bào. Khi nhận gà giống về không thả và cho ăn ngay mà nhốt từ 7-10 ngày ở nơi râm mát. Cho uống nước đường Glucô với nồng độ 50g trong 1 lít nước sôi để nguội, sau đó cho gà ăn.

Qua 4 tháng thực hiện, kết quả đạt được đã khác hẳn so với phương thức nuôi chăn thả của người dân: Giai đoạn 1: Việc hỗ trợ thức ăn, thuốc phòng bệnh cho gà kịp thời nên gà sinh trưởng phát triển tốt, gà không bị bệnh. Tuy nhiên một số ít chị em do chưa quen với chăn nuôi theo KHKT nên gà mắc bệnh, song đã được chữa trị kịp thời. Giai đoạn (từ 21 đến 90 ngày): Nhìn chung gà được chăm sóc tốt đảm bảo các yêu cầu, hướng dẫn kỹ thuật về thức ăn, thuốc, các loại vác xin, nên trọng lượng gà đạt trung bình từ 2,2- 2,8kg/con. Sau khi trừ chi phí, người chăn nuôi có lãi 18.380đ/con x 50 con/hộ = 919.000đ/hộ.

Qua thực tế chăn nuôi cho thấy, nếu chăn nuôi gà địa phương với loại gà giống mới trọng lượng tăng như nhau. Tuy nhiên với giống Sacsor lông màu có ưu điểm nổi bật là: Giống gà có chất lượng, nhanh nhẹn, thịt thơm ngon, thích nghi với việc chăn thả để tận dụng thức ăn sẵn có và thức ăn rơi vãi tránh lãng phí, gà vận động nhiều sẽ tăng cường sức khỏe; mặt khác gà Sacsor khả năng đẻ trứng cao, từ 200- 220 quả/con/năm, so với nuôi gà thông thường địa phương thì việc chăn nuôi gà Sacsor lông màu có hiệu quả kinh tế rõ rệt, với giá cả thị trường như hiện nay sẽ góp phần giúp hội viên phụ nữ nghèo phát triển kinh tế gia đình.

Hiện nay mô hình đang được nhân rộng trong toàn xã và các xã lân cận thu hút nhiều hộ tham gia.