Thời gian qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được các cấp Hội quan tâm tập trung thực hiện, qua 10 năm đã phối hợp đào tạo hơn 30.000 người nâng tổng số lao động có nghề lên 50.300, tạo ra nhiều việc làm tại chỗ cho nông dân, góp phần rất quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Theo đó, nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển mạnh,tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao; nhiều mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã được thực hiện có hiệu quả; nhiều lao động nông thôn sau khi học nghề đã thoát nghèo, điển hình như: ươm tơ dệt lụa Đông Yên, xã Duy Trinh, Mã Châu - Thị trấn Nam Phước huyện Duy Xuyên; Đúc đồng Phước Kiều - Thị xã Điện Bàn; Gốm sứ Thanh Hà - Thành phố Hội An… lớp mộc dân dụng ở xã Mà Cooih, huyện Đông Giang; lớp nuôi gà thả vườn ở xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My.
Lĩnh vực ứng dụng công nghệ trong bảo vệ môi trường cũng được các cấp Hội nông dân trong tỉnh quan. Đến nay đã xây dựng được hơn 10.000 hố xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; thực hiện đệm lót sinh học vào chăn nuôi lợn, gà và sử dụng các chế phẩm sinh học khử mùi trong chăn nuôi tại các xã Quế Châu, Phú Thọ, Quế Xuân 1- huyện Quế Sơn… xây dựng được hàng trăm mô hình hầm Bioga xử lý chất thải trong chăn nuôi bảo vệ môi trường nông thôn tại Phú Ninh, Hiệp Đức, Thăng Bình… đã đem lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ nông dân./.