Phát hiện và khống chế kịp thời sự thay đổi bất thường của chất lượng nước trong ao, duy trì đảm bảo các yếu tố môi trường thích nghi cho tôm (như pH, nhiệt độ, độ kiềm), cần phải kiểm tra thường xuyên và giữ mức ổn định trong quá trình nuôi. Đồng thời cần chú ý tăng cường sục khí cho ao nhất là sau một tháng thả nuôi, tăng cường sử dụng vi sinh để giúp phân huỷ nhanh các chất thải trong ao, kiểm tra chu kỳ lột xác của tôm để có biện pháp thay nước kích thích tôm lột xác nhanh và đều hơn. Nhờ vậy nên tôm phát triển tốt, không bị bệnh trong suốt thời gian nuôi. Sau khi trừ các khoản chi phí (tiền giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, công chăm sóc và khấu hao tài sản cố định) mô hình đã thu lãi được 26-30 triệu đồng/vụ nuôi. Từ thành công của mô hình cho thấy, tôm thẻ chân trắng có thể nuôi ở môi trường nước có độ mặn ≥25‰ tại Quảng Ngãi, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa hạn chế được việc khai thác mạch nước ngọt ngầm, bảo vệ được môi trường sinh thái tại địa phương. |