00:00 Số lượt truy cập: 3232544

Sở KH & CN Lâm Đồng: Nghiên cứu phát triển các giống cây phục vụ nội tiêu và xuất khẩu 

Được đăng : 03/11/2016

Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng đã tập trung nghiên cứu phát triển các giống  rau, hoa, cây ăn trái, cây công nghiệp và dược liệu mang lợi thế đặc thù của địa phương có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.


Có thể kể đến một số kết quả nghiên cứu nổi bật như: Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cà chua theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại Đơn Dương, Đức Trọng với năng suất đạt trên 200 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng 30-50% so với truyền thống canh tác hiện nay; Triển khai các mô hình trồng rau an toàn tại các hộ dân, hợp tác xã trên địa bàn Đà Lạt, Đơn Dương và Đức Trọng; Triển khai nghiên cứu công nghệ xử lý, bảo quản và đóng gói thích hợp cho một số loại hoa cắt cành phục vụ nội tiêu và xuất khẩu; Xác lập vị thế cao, đặc thù vùng rau-hoa Đà Lạt và phụ cận, trên cơ sở triển khai nhiều dự án, đề tài đầu tư sâu góp phần đưa diện tích nông nghiệp công nghệ cao lên đến 40.000 ha đạt gần 15% diện tích đất nông nghiệp. Nghiên cứu phục tráng giống dứa Cayenne tại Đơn Dương nhằm cung cấp giống dứa có chất lượng tốt cho vùng nguyên liệu dứa, phục vụ công nghiệp chế biến nước quả đóng hộp trên địa bàn Đơn Dương, Đức Trọng và đang lan rộng dần xuống Bảo Lâm, Đồng Nai Thượng; Nghiên cứu, xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp về cây điều ghép tại 3 huyện phía Nam góp phần đưa năng suất trung bình từ 800kg/ha đến 2 tấn/ha; Tiến hành khảo nghiệm, chọn lọc các giống chè nhập nội cho năng suất cao, phẩm chất tốt để cải tạo các vườn chè thoái hóa; tiến hành xây dựng thí điểm vùng nguyên liệu chè an toàn trên địa bàn thị xã Bảo Lộc; Đang hình thành vùng cây ăn trái có múi là cam đặc sản Lâm Hà, Lạc Dương, Di Linh, Đồng Nai Thượng và Đạ Huoai. Thông qua việc xác định được tập tính ra hoa và nhóm hoa của các cây bơ đầu dòng tại tỉnh Lâm Đồng, đã hoàn chỉnh được quy trình kỹ thuật cũng như xây dựng mô hình trồng và chăm sóc cây bơ theo tiêu chuẩn an toàn VietGap áp dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho năng suất cao hơn sản xuất đại trà trên 20%…thực tế các đầu tư nghiên cứu trong lĩnh vực này đã tạo xu hướng xã hội hóa khá tích cực, hàng chục doanh nghiệp đã hình thành và phát triển tạo nên nhiều thương hiệu nông sản có tiếng, có sức cạnh tranh cao.