00:00 Số lượt truy cập: 3230946

Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An: Tổ chức từ 35 đến 40 lớp tập huấn/năm cho nông dân 

Được đăng : 03/11/2016

Thời gian qua, công tác phối hợp giữa Sở Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân tỉnh, bước đầu mang lại kết quả thiết thực. Trong quá trình thực hiện chương trình đã có sự phối hợp tích cực đồng bộ giữa hai bên.


Về công tác tuyên truyền, Hội Nông dân tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp tuyên truyền trên Báo Nghệ An, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, tuyên truyền trên Bản tin “Tiếng nói nhà nông” của tỉnh Hội, Website của Hội Nông dân tỉnh và của Sở Khoa học và Công nghệ thông tin các kiến thức mới về khoa học và công nghệ, các mô hình  chuyển giao ứng dụng thành công tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, khôi phục và phát triển nghề, làng nghề.

          Để nâng cao kiến thức về Khoa học công nghệ cho nông dân phát triển sản xuất, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, phòng Công thương, kinh tế, Hội Nông dân các huyện thành thị và cơ sở tổ chức các lớp tập huấn về áp dụng kỹ thuật trong nông nghiệp cho hội viên nông dân trên địa bàn toàn tỉnh. Bình quân hàng năm Sở Khoa hoc và công nghệ giao cho Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ trực tiếp và phối hơp tổ chức Hội, các huyện, đã tổ chức từ 35 đến 40 lớp tập huấn với nội dung cụ thể như: Kỷ thuật canh tác trên đất dốc, kỷ thuật bón phân dúi sâu cho đồng bào dân tộc miền núi; trồng nấm, hoa, cây cảnh, trồng rau an toàn, kỹ thuật nuôi cá rô đồng, kỹ thuật trồng và phát triển cây chanh leo, kỹ thuật trồng lúa, phòng trừ sâu bệnh cho lúa, cây hoa màu, kỹ thuật nuôi cá lóc, nuôi ếch. kỷ thuật trồng nấm ăn, nấm dược liệu, kỷ thuật sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh bằng chế phaamrCompotst Maker... Mỗi lớp với khoảng 50 - 60 học viên. Các lớp tập huấn đã trang bị cho nông dân kiến thức về KHCN phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp  phù hợp với từng địa phương.

Các mô hình, Chương trình ứng dụng tiến bộ KH&CN đã được chọn lọc chuyển giaocho nông dân trên địa bàn của tỉnh bao gồm: Chương trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh bằng chế phaamrCompotst Maker trên địa bàn các huyện trung du, miền núi đã cho hiệu quả nhất định, bình quân hàng năm sản xuất được từ 15 đến 20 ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho sản xuất; Chương trình xây dựng hầm biogas: giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm do chất thải động vật  trong cộng đồng dân cư; Chương trình chăn nuôi lợn bằng nệm sinh học, đảm bảo môi trường,  tiết kiệm và hiệu quả; Chương trình phát triển nhân rộng mô hình trồng chanh leo tại huyện Quế Phong và các huyện lân cận nằm trong quy hoạch vùng nguyên liệu; Chương trình ứng dụng khoa học kỷ thuật phát triển cây gấc trên địa bàn  theo quy hoạch của tỉnh; Chương trình ứng dụng công nghệ vào sản xuất trên cánh đồng mẫu cho các huyện điểm về xây dựng nông thôn mới; Chương trình đào tạo dạy nghề, khôi phục và phát triển nghề truyền thống như phát triển làng nghề trồng nấm ở huyện Yên Thành, khôi phục phát triển làng nghề mây tre đan; làng nghề dệt thổ cẩm ỏ các huyện miền núi; làng nghề trồng hoa, cây cảnh ở huyện Nghi Lộc, thành phố Vinh; làng nghề sản xuất nước mắm sạch ở Của Lò và các huyện vùng biển….