00:00 Số lượt truy cập: 2691746

Thừa Thiên Huế: Khống chế dịch bệnh heo tai xanh 

Được đăng : 03/11/2016

Tuần qua, khi phát hiện có dấu hiệu dịch bệnh tai xanh ở heo, các lò mổ heo ở Xuân Phú và Bãi Dâu (thành phố Huế) chỉ hoạt động 10% công suất. Trước đây hai cơ sở này mỗi ngày cung cấp khoảng 1.000 con cho các chợ Đông Ba, An Cựu, Vỹ Dạ…, thì lúc này chỉ mổ từ 50 đến 100 con.


Ngoài việc tuân thủ những biên pháp kiểm dịch nghiêm ngặt của Chi cục Thú y Thừa Thiên - Huế, các chủ heo phải trình bày rõ nguồn gốc, lai lịch từng đợt heo chuyển vào chuồng trước khi tiên hành mổ. Nếu phát hiện dấu hiệu heo bệnh, hoặc chưa rõ nguồn gốc sẽ thêu hủy ngây lập tức, không cần sự đến sự chỉ đạo của cấp trên. Bà Lê Thị Vân Anh ở đội 1, xã Thủy Vân (huyện Hương Thủy) tâm sự: “Cả nhà tui có 4 đứa con, chuẩn bị nhập học. Tất cả trong chờ vào đàn heo này, nó là tài sản góp vốn của cả nhà bây giờ không còn con nào cả”. Hiện phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang, Hương Thủy kết hợp với các bộ thú y tại địa phương đến từng hộ gia đình để hỗ trợ dập dịch; dùng dầu hỏa, xăng kết hợp với củi khô để thiêu hủy heo bệnh. Mỗi con heo bệnh, không kể lớn nhỏ được hỗ trợ 10.000 đồng/1 kg. Đây là số tiền trích từ nguồn quỹ dự phòng phục vụ cho công tác cứu trợ bão lụt, thiên tai, dịch bệnh. Trong lúc đó, giá các mặt hàng rau xanh trên địa bàn Thừa Thiên - Huế tăng đột biến, rau muống từ 1.500đ/bó nay đã lên gấp đôi. Đặc biệt tôm, cá ở chợ Đông Ba, giá cao hơn mọi ngày, luôn đông khách, giá thịt lợn mông vẫn giữ nguyên mức từ 40 đến 45 ngàn đồng/1kg. Cho dù đã có dấu kiểm dịch trên thịt nhưng gian hàng thịt heo ở các chợ lớn trong thành phố vẫn vắng bóng người mua. Chị Nguyễn Thị Tâm, chủ một gian hàng thịt ở chợ Bến Ngự cho biết: thường mỗi ngày chị bán từ 50 đến 60 kg thịt heo, nhưng mấy ngày có dịch, có khi cả ngày chỉ bán được 1 đến 2 kg.


Ông Nguyễn Văn Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, sau khi lấy thêm 5 mẫu bệnh phẩm đợt 2 gửi đi xét nghiệm có phản ứng dương tính với bệnh "tai xanh". Như vậy, sau Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế là đơn vị thứ 4 có dịch bệnh "tai xanh" ở heo.Tại xã Thuỷ Phương (Hương Thuỷ) là đơn vị mới nhất phát hiện heo có triệu chứng bệnh đã được cơ quan chức năng tiêu huỷ. Tính đến sáng ngày 30. 7.2007, số heo bị dịch bệnh tại Thừa Thiên - Huế là hơn 1.550 con, trong đó hơn 1.300 con heo bệnh nhẹ được điều trị lành .


Trường hợp 2 bệnh nhân bị bệnh liên cầu lợn, bệnh nhân Trần Văn T., 58 tuổi ở Đốc Sơ, phường An Hoà (đã mất sau khi đưa về nhà) và ông Trần Văn T., 75 tuổi ở Hương Vinh đều được chẩn đoán bị sốc huyết nhiễm từ đường tiêu hoá, điều trị thuốc Dophamin, là loại thuốc có tác dụng trên tim mạch làm tăng huyết áp, và một số thuốc đặc trị khác, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.


Hiện nay dịch heo tai xanh tại Huế đã được khống chế. Tuy nhiên dịch bệnh có nguy cơ lan ra xã Thủy Thanh (giáp giới với Thủy Vân) và các vùng phụ cận.