00:00 Số lượt truy cập: 2669117

Tiền Giang: Chuyển đổi diện tích lúa thu đông 2007 ngập lũ, sang trồng nấm rơm có hiệu quả 

Được đăng : 03/11/2016

Thạc sĩ Trần Thanh Phong, Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông Tiền Giang cho biết, hiện Trung tâm đang hướng dẫn nông dân các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước… trồng nấm rơm để cắt vụ lúa thu đông 2007 trên vùng lũ lụt; đồng thời ngăn chặn bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tái phát trên lúa đông xuân 2007-2008.


Theo bà Phong, nếu canh tác lúa thu đông 2007 trong cảnh ngập lũ vào cuối vụ, xác suất thất bại sẽ rất cao; trong khi đó, nếu trồng nấm rơm kể, nguồn nguyên liệu không phải mua, chỉ tốn công ủ và tưới nước mà vẫn cho lợi nhuận hơn 3 triệu đồng/ha chỉ trong thời gian một tháng (giá bán nấm rơm khoảng 10.000-12.000 đồng/kg).

Từ 2 năm nay, kể từ khi "phong trào" trồng nấm rơm xuất hiện ở vùng lũ tỉnh Tiền Giang; thương lái từ vùng sâu của các xã Hậu Mỹ Bắc A, Thiện Trung, Hội Cư… (huyện Cái Bè); Mỹ Thành Bắc, Mỹ Phước Tây, Phú Cường… (huyện Cai Lậy); Tân Hòa Tây, Phước Lập, Mỹ Phước… (huyện Tân Phước) đổ về đây để lùng mua nấm rơm. Thậm chí, ngay lúc chiều tối, các thương lái đã chuyển ngay nấm thu mua lên TP. Hồ Chí Minh để kịp phiên chợ sớm sáng hôm sau. Trước đây, khi thu hoạch lúa, nông dân thường đốt rơm để lấy tro bón ruộng, giờ nấm có giá, nông dân bán được từ 100.000 đến 200.000 đồng/ha. Nhiều hộ nông dân còn cho mượn những khu đất trống không ngập lũ trồng nấm ủ rơm. Khi hết vụ thu hoạch lúa, xác rơm được sử dụng làm phân bón để trồng bầu, mướp, khổ qua ... cho quả sai và đảm bảo vệ sinh.

Đặc biệt, kỹ sư Đoàn Văn Son, Phó phòng Nông nghiệp huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) nói, sau khi thu hoạch xong nấm rơm, dùng bã rơm làm thức ăn cho cá và gia cầm hoặc bón cho cây trồng và là nguồn phân quí giá mà không phải ở đâu cũng có được. Đây là giải pháp của mô hình sản xuất khép kín đang được huyện Cái Bè áp dụng.