00:00 Số lượt truy cập: 3230374

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân Hà Tĩnh: Tích cực dạy nghề cho lao động nông thôn 

Được đăng : 03/11/2016

Thời gian qua Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức đào tạo 246 lớp nghề cho 7.870 học viên và huy động kinh phí trực tiếp tổ chức 209 lớp dạy nghề cho 6.372 lao động nông thôn.


Các ngành nghề chủ chốt được Trung tâm tổ chức như: Mây tre đan xuất khẩu, Kỹ thuật thú y, kỹ thuật chăn nuôi lợn, Kỹ thuật chăn nuôi bò, kỹ thuật chăn nuôi gà, kỹ thuật trồng rau an toàn, kỹ thuật trồng nấm, trồng cây ăn quả, trồng lạc. Tỷ lệ lao động có việc làm, áp dụng kiến thức đã học, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đạt 90,3%. Các nghề đào tạo nghề của Trung tâm đều gắn với các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo xây dựng, gắn với các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm chủ lực các địa phương như nghề: Kỹ thuật chăn nuôi bò, kỹ thuật chăn nuôi lợn, kỹ thuật thú y, kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng nấm. Tập trung tổ chức các lớp đào tạo nghề tại các xã về đích nông thôn mới trước năm 2015.

Với phương châm gắn đào tạo nghề với thành lập tổ nhóm sản xuất, xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức sản xuất hàng hóa và kết nối đầu ra sản phẩm cho bà con nông dân nên hiệu quả của các lớp học nghề do Trung tâm mở được các cấp, các ngành và bà con nông dân đánh giá cao. Trung bình mỗi năm Trung tâm đã thành lập được 20 tổ nhóm, hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Các tổ hợp được Trung tâm kết nối với các công ty để cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm như: tổ trồng nấm, chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn... Thành lập cửa hàng nông sản trực thuộc Trung tâm, tổ chức giới thiệu và kết nối tiêu thụ các sản phẩm như: sản phẩm rau, củ, quả, cam, bưởi, nấm, gà, gạo... cho các Tổ hợp, HTX và bà con nông dân.

Trong quá trình hoạt động, Trung tâm phối hợp với Hội Nông dân các cấp hỗ trợ bà con nông dân sau học nghề tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng, vốn hỗ trợ lãi suất của tỉnh và nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế tại các địa phương, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho các học viên. Đến hết năm 2014 dư nợ do Hội Nông dân tỉnh ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội 1.246 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT 1.337 tỷ đồng, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân 12,1 tỉ đồng./.