00:00 Số lượt truy cập: 2669153

Ảnh hưởng của kích thích sinh trưởng ENA và EAA đối với giống Cúc CN20 trong sản xuất 

Được đăng : 02/08/2019

 

1. Nghiên cứu trong vườn ươm

1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến cây con sau nuôi cấy mô giống cúc CN20

Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm giá thể để tìm ra loại giá thể thích hợp nhất cho cây sau nuôi cây mô. Kết quả được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Ảnh hưởng của giá thể đến cây con sau nuôi cấy mô cúc CN20

Loại giá thể

Số cây đưa vào vườn ươm

Số cây sống.

Sau 1 tuần

Tỷ lệ (%)

Sau 2 tuần

Tỷ lệ (%)

Sau 3 tuần

Tỷ lệ (%)

CT1

100

61

61

50

50

40

40

CT2

100

97

97

90

90

88

88

CT3

100

96

97

93

92

90

90

CT4

100

73

74

66

63

62

60

CV%

 

7,1

LSD0,05

 

6,5

 

Ghi chú :

CT1: Đất phù sa.

CT2 : Cát

CT3 : Đất + trấu hun (1 :1)

CT4 : Đất + trấu hun + cát (1 : 1 : 1)

Như vậy, đất + trấu hun tỏ ra là loại giá thể thích hợp cho cây cúc hơn cả trong mọi thời vụ ra cây.

1.2. Ảnh hưởng của chất KTST ENA đến khả năng sinh trưởng của cây con cúc CN20 trong giai đoạn vườn ươm

Sau khi đã lựa chọn được giá thể tốt nhất cho cây cúc sau nuôi cấy mô chúng tôi tiếp tục thử nghiệm ảnh hưởng của các chất KTST lên cây con trong giai đoạn vườn ươm.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng nồng độ α-NAA: 25 ppm được xem là tốt nhất cho cây hoa cúc CN20 (TheoHoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch (1993) [2]), để so sánh với chất ENA ở các nồng độ khác nhau.

Với 4 công thức thí nghiệm: CT1:  25 ppm α-NAA (Đ/C);                 CT2: 1 ppm ENA;   CT3: 5 ppm ENA;  CT4: 10 ppm ENA;                             CT 5: 15 ppm ENA; CT 6: 20 ppm ENA. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của chất KTST ENA đến sinh trưởng của cây con giống cúc CN20 là rất rõ, CT3 và CT4 cho kết quả tốt hơn đối chứng sử dụng α-NAA khi phân tích thống kê ở độ tin cậy 95%. CT2: 1 ppm là công thức kém nhất, khi tăng dần nồng độ lên 5 ppm và 10 ppm ở CT3, CT4 thì các chỉ tiêu theo dõi cũng tăng. CT4 được xem là công thức tốt nhất ở tất cả các chỉ tiêu: chiều cao cây: 13,1 cm; 12,7 lá; tỷ lệ xuất vườn: 97,6 %, tỷ lệ sống ngoài sản xuất: 83,4 %. Tuy nhiên khi phân tích thống kê thì không thấy có sự sai khác giữa CT3, CT4, ở độ tin cậy 95 %. Tiếp tục tăng nồng độ lên đến 15 ppm và 20 ppm thì hiệu quả của ENA giảm dần ở tất cả các chỉ tiêu.

Vì vậy, trong sản xuất chúng ta nên sử dụng ENA ở nồng độ 5 ppm và 10 ppm để cho kết quả tốt.

1.3. Ảnh hưởng của chất KTST EAA đến khả năng sinh trưởng của cây con cúc CN20 tại vườn ươm

Với 4 công thức thí nghiệm: CT1: 25 ppm α-NAA (Đ/C); CT2: 2 ppm EAA;  CT3: 6 ppm EAA; CT4: 12 ppm EAA; CT5: 15 ppm EAA; CT6: 25 ppm EAA. Kết quả cho thấy EAA cũng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cúc CN20. Chiều cao cây: CT3: 12,7 cm, CT4: 13,2 cm là 2 công thức cho kết quả cao nhất. Số lá: CT3, CT4 là 2 công thức cho kết quả cao nhất với số lá tương ứng đạt: 12,7 lá và 12,5 lá. 2 chỉ tiêu tỷ lệ xuất vườn và tỷ lệ sống ngoài sản xuất ở 2 CT3, CT4 cũng cho hiệu quả tốt nhất trên 90% cao hơn hẳn so với công thức đối chứng và các công thức thí nghiệm khác.

Vì vậy, trong giai đoạn vườn ươm, chúng ta nên sử dụng chất KTST EAA ở nồng độ 6 ppm đến 12 ppm.

1.4. Ảnh hưởng của nồng độ chất ENA đến khả  năng ra rễ của mầm cúc CN20

Với 4 công thức thí nghiệm:  CT1:  25 ppm α-NAA  (Đ/C); CT 2: 1 ppm ENA;                 CT3: 5 ppm ENA; CT4: 10 ppm ENA; CT5: 15 ppm ENA; CT6: 20 ppm ENA. Kết quả cho thấy: Thời gian xuất hiện rễ sớm nhất là ở CT3: 4,7 ngày tiếp đến là CT4: 4,8 ngày, CT đối chứng có thời gian xuất hiện rễ muộn nhất: 7,4 ngày.

Số rễ nhiều nhất ở CT4: 7,2 rễ ; ít nhất là CT6: 4,1 rễ. Khi sử dụng ENA ở nồng độ thích hợp như ở CT3, CT4 sẽ cho kết quả tốt, nhưng khi tăng nồng độ lên 20 ppm (CT6) thì hiệu quả của ENA lại giảm đi đáng kể ở chỉ tiêu này.

Chiều dài rễ: ở tất cả các công thức thí nghiệm đều cho hiệu quả tốt hơn công thức đối chứng khi phân thích thống kê ở độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ xuất vườn, tỷ lệ sống ngoài sản xuất ở CT3 (96,4% và 93,3%) , CT4 (97,6% và 93,4%) đều đạt cao nhất, thấp nhất ở CT6 với các chỉ tiêu tương ứng là (88,3% và 83,7%).

Vì vậy,Trong sản xuất cành giâm chúng ta có thể sử dụng chất KTST ENA ở nồng độ 5 ppm đến 10 ppm để có thể thu được những cành giâm có chất lượng tốt nhất.

2.1.5. Ảnh hưởng của nồng độ EAA đến khả  năng ra rễ của mầm cúc CN20

Với 4 công thức thí nghiệm:  CT1: 25 ppm α-NAA (Đ/C); CT2: 2 ppm EAA; CT3: 6 ppm EAA; CT4: 12 ppm EAA; CT5: 20 ppm EAA; CT6: 25 ppm EAA.     

Chỉ tiêu thời gian xuất hiện rễ: khi tăng dần nồng độ EAA lên rễ xuất hiện sớm hơn, cụ thể thời gian ra rễ: ở CT2 (2 ppm): 6,3 ngày, CT3 (6 ppm): 4,9 ngày, CT4: 4,6 ngày. Tuy nhiên, khi tăng nồng độ EAA lên 25 ppm ở CT6, thời gian xuất hiện rễ muộn mất 6,5 ngày.

Số rễ/cành giâm: CT đối chứng có số rễ ít nhất: 4,3 rễ; CT4 có số rễ nhiều nhất: 7,8 rễ; CT3: 7,5 rễ, không có sự khác nhau giữ 2 công thức này khi so sánh thống kê ở độ tin cậy 95 %. Khi tăng dần nồng độ EAA lên 25 ppm số rễ/cành giâm giảm xuống còn: 5,1 rễ.

Chỉ tiêu chiều dài rễ: CT đối chứng là công thức kém nhất với chiều dài rễ: 2,0 cm, CT4: là công thức tốt nhất có chiều dài rễ: 4,1cm tiếp đến là CT5: 3,9 cm, các công thức còn lại chỉ tiêu này không có sự khác nhau nhiều ở độ tin cậy 95 %.

Tỷ lệ xuất vườn, tỷ lệ sống ngoài sản xuất: Ở  CT3, CT4 hai tỷ lệ này là rất cao, đều trên 90%, cao hơn hẳn so với đối chứng và các công thức thí nghiệm với EAA ở các nồng độ khác.

Tóm lại: Trong giai đoạn vườn ươm, muốn cho cây cúc CN20 sinh trưởng, phát triển tốt, cành giâm ra nhiều rễ đạt tỷ lệ xuất vườn và tỷ lệ sống cao, chúng ta có thể sử dụng 2 chất KTST  ENA ở nồng độ 5 ppm đến 10 ppm và EAA ở nồng độ 6 ppm đến 12 ppm.

2. Nghiên cứu tại vườn sản xuất

2.1. Ảnh hưởng của chất KTST ENA đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc CN20

Với 4 công thức thí nghiệm:  CT 1:  200 ppm α-NAA (Đ/C); CT 2: 150 ppm ENA; CT 3: 200 ppm ENA; CT 4: 250 ppm ENA; CT 5: 300 ppm ENA; CT 6: 350 ppm ENA. Kết quả thu được:

Chỉ tiêu chiều cao cây: công thức đối chứng có chiều cao cây thấp nhất. Khi tăng dần nồng độ của ENA chiều cao cây cũng tăng lên: CT5: 85,9 cm, khi tăng nồng độ lên đến 350 ppm CT6 thì chiều cao cây giảm xuống: 74,3 cm.

Chỉ tiêu số lá/cây: CT5 (300 ppm) là công thức cho hiệu quả tốt nhất ở chỉ tiêu này với: 33,7 lá/cây; thấp nhất là CT đối chứng: 28,7 lá/cây.

Khi phun ENA nồng độ 300 ppm (CT5) cho cây cúc thì số cành phụ/cây đạt 15,2 cành, đây được xem là CT tốt nhất. Đối chứng α-NAA chỉ cho số cành phụ đạt 8,3 cành thấp hơn rất nhiều so với các công thức thí nghiệm. CT3 và CT4 cũng cho số cành phụ/cây ở mức cao là: 13,3 cành và 13,6 cành.

Chiều dài cành phụ: Ở nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy chất ENA thích hợp nhất là khi sử dụng ở nồng độ 200 đến 300 ppm để cho chiều dài cành phụ đạt cao nhất là: 53,9 cm (nồng độ 300 ppm ENA). Trong khi đó sử dụng NAA (200 ppm) được cho là tốt nhất chiều dài cành phụ cũng chỉ đạt: 42,4 cm thấp hơn so với công thức tốt nhất của ENA (300 ppm) 11,5 cm.

            Ngoài ra, ENA còn ảnh hưởng đến thời gian ra nụ và ra hoa của giống cúc CN20. CT đối chứng thời gian ra nụ 90 % cần: 98,7 ngày, ra hoa 90 % cần: 124,2 ngày. Khi sử dụng ENA (250 ppm) thời gian ra nụ, ra hoa (10 %, 90 %) sớm nhất trong các công thức tương ứng: (79,2 ngày và 85,9 ngày); (101,4 ngày và 113,2 ngày).

            Tóm lại, trong sản xuất để cây cúc CN20 sinh trưởng, phát triển tốt thì chúng ta nên sử dụng ENA ở nồng độ 200 ppm đến 300 ppm thay thế cho chất KTST đang được sử dụng nhiều hiện này là α-NAA.        

2.2. Ảnh hưởng của chất KTST EAA đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc CN20

Với 4 công thức thí nghiệm:  CT1: 200 ppm α-NAA (Đ/C); CT2: 200 ppm EAA; CT3: 250 ppm EAA; CT4: 300 ppm EAA; CT5: 350 ppm EAA; CT6: 400 ppm EAA.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: chiều cao cây bị ảnh hưởng nhiều bởi chất EAA ở các nồng độ khác nhau. Công thức đối chứng có chiều cao thấp nhất: 63,3 cm; CT3 chiều cao cây đạt: 85,7 cm, đây là công thức cho hiệu quả tốt nhất ở chỉ tiêu này. CT2, CT4 cũng là 2 công thức cho kết quả tốt với chỉ số chiều cao tương ứng là: 82,1 cm và 84,6 cm. Nồng độ chất EAA tăng lên đến 400 ppm chiều cao cây giảm xuống còn: 72,8 cm.

      Số lá/cây: CT3 có số lá/cây nhiều nhất 33,8 lá, CT đối chứng có số lá/cây thấp nhất: 28,7 lá/cây. CT2, CT4 cũng là những công thức cho kết quả tương đương với CT3. Cũng giống như chất ENA thì khi tăng nồng độ EAA lên đến ngưỡng cao hơn là: 400 ppm thì số lá/cây giảm xuống còn: 29,9 lá vẫn cao hơn công thức đối chứng, tuy nhiên khi phân tích thống kê thì giữa 2 CT này không có sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Số cành phụ và chiều dài cành phụ: CT2, CT3, CT4 cũng là những công thức cho hiệu quả tốt hơn hẳn so với công thức đối chứng.

Sử dụng chất kích thích sinh trưởng  EAA ở các nồng độ khác nhau trong thí nghiệm này đã rút ngắn được thời gian ra nụ và ra hoa của giống cúc CN20 so với đối chứng.

Kết quả: Xử lý EAA nồng độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cúc CN20 trên đồng ruộng là 200 ppm đến 300 ppm.

3. Kết luận

Ø  Ở vườn ươm cây giống

- Giá thể thích hợp nhất cho cây cúc CN20 sau giai đoạn nuôi cấy mô là: Đất + trấu hun (1 :1).

       - Để giống cúc CN20 sinh trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn vườn ươm, chúng ta nên sử dụng chất KTST: ENA ở nồng độ 5 - 10 ppm, sử dụng EAA ở nồng độ 6 - 12 ppm.

       - Nồng độ ENA thích hợp cho quá trình ra rễ của mầm cúc CN20 là: 5 - 10 ppm.

       - Nồng độ EAA thích hợp cho quá trình ra rễ của mầm cúc CN20 là: 6 - 12 ppm.

Ø  Ở ruộng sản xuất hoa thương phẩm

       Để cúc CN20 sinh trưởng, phát triển tốt trong giai đoạn này chúng ta nên sử dụng ENA, EAA ở nồng độ 200 - 300 ppm phun cho cây cúc để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Đề nghị

       - Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của ENA và EAA trên đối tượng cúc CN20 để làm rõ hơn ảnh hưởng của chúng.

- EAA và ENA là hai chất kích thích sinh trưởng có hoạt tính sinh học cao, độc tính thấp, an toàn cho cây trồng, người sử dụng và môi trường. Vì vậy trong thời gian tới cần mở rộng phạm vi sử dụng 2 loại chất này trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau để mang lại hiệu quả sản xuất cao.

Sỹ Dũng