00:00 Số lượt truy cập: 2668648

Cải tiến kỹ thuật trồng hoa cúc trên đất cát 

Được đăng : 12/06/2019
Ông Mai Thành Kiệt, thôn Bình Trung 2, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã sáng chế và đạt hiệu quả kinh tế từ trồng hoa Cúc cũng cao hơn so với các cây trồng khác: So sánh với lúa, thì hiệu quả trồng hoa cây cảnh thường có hiệu quả cao hơn từ 5 – 10 lần. Giá trị trồng hoa cây cảnh đạt 100 -120 triệu đồng/ha, chi phí khoảng 28 triệu đồng/ha. Trong khi sản xuất 2 vụ láu giá trị sản lượng đạt khoảng 25 triệu đồng/ha. Như vậy so với sản xuất 2 vụ lúa thì sản xuất hoa và cây cảnh có giá trị sản lượng tăng hơn 5 lần.

 

Ông Mai Thành  Kiệt, thôn Bình Trung 2,  xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã sáng chế và đạt hiệu quả kinh tế từ trồng hoa Cúc  cũng cao hơn so với các cây trồng khác: So sánh với lúa, thì hiệu quả trồng hoa cây cảnh thường có hiệu quả cao hơn từ 5 – 10 lần. Giá trị trồng hoa cây cảnh  đạt 100 -120 triệu đồng/ha, chi phí khoảng 28 triệu đồng/ha. Trong khi sản xuất 2 vụ láu giá trị sản lượng đạt khoảng 25 triệu đồng/ha. Như vậy so với sản xuất 2 vụ lúa thì sản xuất hoa và cây cảnh có giá trị sản lượng tăng hơn 5 lần.

1. Tính mới của giải pháp: Sử dụng phân hữu cơ, bao gồm các loại phân xanh, phân rác, khô dầu, xác bã của các loại thực vật. loại phân này vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa cung cấp các chất mùn cải tạo lý tính cuả đất. Các loại phân chuồng và hoai các loại phân hữu cơ này đều phải được ủ hoai để loại bỏ các mần mống gây bệnh và không làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Sử dụng phân hữu cơ có nhược điểm cây hút chậm nên chủ yếu dùng đẻ bón lót. Sử dụng phân vi lượng hợp lý bón qua lá vào các thời kỳ với nồng độ thấp; Mật độ đối với những giống hoa to, cây cao, thân mập thẳng chỉ để 1 bông trên cây thì khoảng cách 20 x 2cm, với mật độ 450.000 -500.000 cây/ha.

2. Hiệu quả của giải pháp:

-  Dễ áp dụng trên vùng đất cát rộng lớn, xưa nay là vùng đất hoang hóa tại điạ phương không trồng được cây gì khác.

- Tạo công ăn việc làm và thu nhập tốt cho bà con nông dân.

- Hoa Cúc đảm bảo chất lượng, cung cấp cho phần lớn thị trường vào những ngày rằm, ngày lễ.

* Hiệu quả xã hội: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay cho cây lúa và một số loại giống hoa màu ngày càng bị mai một ở địa phương.Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, giúp bà con nông dân phát triển cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

3 Khả năng áp dụng: Kỹ thuật đơn giản, phù hợp với thực tế ở địa phương, giảm chi phí sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động, năng cao thu nhập giúp XĐGN ở địa phương. Được ứng dụng từ năm 2011, áp dụng đại trà cho 50 hộ nông dân ở khu vực thôn Bình Trung 2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân tăng thu nhập kinh tế gia đình, ỏn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Trên cơ sở các kết quả đạt được, thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền hướng dẫ bà con nông dân nhân rộng mô hình trên địa bàn xã./.

cải tiến kỹ thuật trồng hoa cúc trên đất cát

a. Thời vụ gieo trồng

Vụ xuân hè: Giâm ngọn vào tháng 2 và tháng 3; trồng tháng 3,4,5 để có hoa vào tháng 6,7,8.

Vụ hè thu: Giâm ngọn vào tháng 5,6; trồng tháng 6,7,8 và thu hoạch vào tháng 9,10,11

Vụ thu đông: Có thể giâm vào tháng 7,8; trồng tháng 8,9 cho hoa vào tháng 11,12. Đây là vụ chính trong năm rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cúc khác nhau.

Vụ đông xuân: giâm ngọn vào tháng 9,10; trồng tháng 10,11 cho thu hoạch vào tháng 1,2,3.

b. Làm đất lên luống:

Trang đất bằng phẳng, hơi dốc về một phía, có hệ thống tưới tiêu tốt khong nên trồng Cúc ở nơi thấp trũng, quá ẩm, thoát nước kém và nước ứ đọng. Đất bị nước ứ đọng, không thông thoáng làm cho việc phân giải các chất hữu cơ chậm làm cho khả năng hút dinh dưỡng của cây bị cản trở, Cúc sẽ bị thối rễ, lá úa vàng, ảnh hưởng lớn đến suinh trưởng phát triển của cây.

Trước khi trồng phải cày đảo lại rồi mới lên luống cao 20 -30 cm, nhưng tùy theo thời vụ mà lên luống cao hay thấp, vụ thu đông trời hanh khô làm luống thấp có thể giảm bớt ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Vụ xuân do độ ẩm cao mưa nhiều lên luống cao để dễ thoát nước. Có thể đào hốc hoạch rạch luống rồi bón phân lót trước khi trồng từ 10 -12 ngày. Phân lót gồm có phân chuồng hoai mục và một phần phân hóa học NPK. Nên tăng cường bón phân chuồng để làm cho đát thuần thục, cải tạo kết cấu đất.

d. Mật độ khoảng cách: Sau khi cành giâm ra rễ tốt, đủ tiêu chuẩn trồng, cây khẻo, đồng đều không bị nhiễm sâu bệnh hại và mang các đặc trưng hình thái giống sẽ được trồng ra vườn sản xuất. Trước khi trồng, đất phải được cày lại, lên luống cao, thoát nước, phải được bón phân lót.

e. Kỹ thuật trồng, chăm sóc: Để đảm bảo cho cây ở vườn sản xuất , trước khi trồng phải chọn những cây tốt, khỏe, đồng đều, không bị nhiễm sâu bệnh hại và không có biểu hiện phân hóa mầm hoa, cần loại những cây không đủ tiêu chuẩn trồng ngay từ trong vườn ươm. Sau khi trồng xong phải ấn chặt gốc và tưới đẫm vòng xung quanh gốc. Trời hanh khô ngày tưới 2 lần, nếu có điều kiện ủ bùn, rác xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây. Những ngày đầu việc tưới nước phải nhẹ nhàng không để cho các lá gần gốc bị dính vào đất hoặc bùn, đất bắn lên các lá non sẽ làm bít các lỗ khí khổng ảnh hưởng đến sự quang hợp, hô hấp và sự bốc hơi của bộ lá, khi cây chưa hồi xanh trở lại.

f.  Kỹ thuật chăm sóc.

- Tưới nước: Dùng hệ thống tưới nước bơm, đảm bảo tưới đều cho cây hoa Cúc, tiết kiệm nước, thời gian va công lao động.

- Bấm ngọn: việc bấm ngọn ngoài tác dụng làm cho cây phát triển nhiều cành nhánh để có nhiều nụ, nhiều hoa còn là phương pháp tạo dáng, tạo thế cho cây.

- Tỉa canh, bấm nụ: Trong quá trình sinh trưởng, các cành nhánh Cúc phát sinh rất nhiều ở nách lá và các mầm chồi mọc nhiều ở gốc cây. Sau khi bấm ngọn và định các cành trên cây ta cần phải bấm, tỉa bỏ hết các cành và nụ ra sau để khỏi ảnh hưởng đến sức cây, tập trung chất dinh dưỡng đẻ nuôi cành nhánh chính và cũng là để tạo tán cho cây. Đặc biệt đối với những giồng hoa nhỏ trên một cành nên vặt bỏ nụ trung tâm tạo điều kiện cho các nụ xung quanh phát triển đều nhau.

- Vun xới làm cọc dàn: Trong quá trình trồng thường phải tiến hành xới đất, vun gốc kết hợp với làm cỏ. Việc xới xáo xung quanh gốc chỉ làm khi cây Cúc còn nhỏ nghĩa là sau khi bấm ngọn lần 1, còn khi cây đã lớn, lúc này cây đã phân cành nhánh mạnh nên hạn ché việc xới đất vì Cúc có bộ rễ chùm ăn ngang, phát triển rễ phụ. Nếu xới xáo sâu sẽ làm ảnh hưởng đến việc hút chất dinh dưỡng của cây . Lúc này chỉ nên nhổ cỏ, vun hoặc tỉa các lá già xung quanh gốc. Nhưng cũng không nên vun gốc quá cáo sẽ làm phát triển nhiều mắt rễ, khiến gốc xù sì, thân cây không đẹp ảnh hưởng đến chất lượng cành mang hoa.

            -  Bón phân: Đây là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng góp phần làm tăng năng xuất, phẩm chất hoa. Khi bón phân phải xét đến nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thu của cây, tác dụng của các loại phân bón đén chất lượng hoa, đặc điểm của đất để quyết định lượng phân bón, thời kỳ, cách bón.  Đối với cây hoa nói chung cũng như hoa Cúc nói riêng, phân bón phải đảm bảo đầy đủ cân đối. Nếu thiếu phân cây sẽ còi cọc và hoa nhỏ, dễ bị sâu pahs hoại. Nhưng nếu bón thừa cây sẽ vống cao, dễ bị đổ, khả năng chống chịu kém, thậm chí không ra hoa. Các loại phân mà hoa Cúc cần bao gồm các loại phân vô cơ như đạm, lân, ka li, phân hữu cơ như phân chuồng, phân vi sinh và các loại phân vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mn…Bón đủ lượng phân sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, làm cho màu sắc của hoa tươi tắn, hoa nở to hơn, giúp cho cây có tỷ lệ sống cao hơn và có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn cho cây hoa Cúc. Tùy theo đất giàu hay nghèo ding dưỡng mà có thể tăng hay giảm lượng phân bón đẻ đảm baoar cho cây phát triển tốt.


Văn Hùng