00:00 Số lượt truy cập: 2667206

Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. 

Được đăng : 26/07/2022
Xác định việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến hội viên, nông dân về vai trò của Khoa học và Công nghệ (KHCN) đối với phát triển kinh tế xã hội, các tiến bộ kỹ thuật về KHCN trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm.

cnninhbinh
Ảnh minh họa

 

Hội Nông dân tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp Hội phối hợp triển khai các hoạt động ứng dụng KHCN để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng gia đình, từng địa phương. Vận động cán bộ, hội viên nông dân mạnh dạn ứng dụng, đầu tư khoa học công nghệ, từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, góp phần phát triển bền vững, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường

Hằng năm, Hội Nông dân tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kiến thức mới về khoa học, công nghệ; vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cải thiện đời sống. Nhất là việc ứng dụng, chuyển giao về giống cây, con có năng suất và giá trị cao để phát triển trồng trọt và chăn nuôi, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến nông sản, công nghệ thông tin, phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống, hình thành nghề mới để phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái... nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hướng tới một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng có sức cạnh tranh cao và giá trị ngày càng tăng, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Việc tuyên truyền rộng rãi, được lồng ghép với các chương trình tuyên truyền với các hoạt động của Hội và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác của địa phương, với các hình thức như tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của tỉnh, huyện, cơ sở, tại các buổi sinh hoạt ở chi, tổ Hội.

Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình, Kênh VTV16 Đài truyền hình Việt Nam xây dựng phóng sự, tin, bài về ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chọn cử 04 nông dân tham gia cuộc thi “Tôi là nông dân 4.0”, “Làm nông thời công nghệ 4.0”; Thành lập Hội đồng xét chọn 01 cá nhân tham gia chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông”. Hội Nông dân tỉnh phát hành bản tin Nông dân Ninh Bình với số lượng 20.000 cuốn làm tài liệu sinh hoạt chi, tổ Hội nhằm phổ biến khoa học kỹ thuật. Duy trì hoạt động của trang thông tin điện tử, đến nay đã có gần 8.557,214 lượt người tham gia truy cập.

Nhằm tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, các huyện, thành Hội đã thường xuyên phối hợp với trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, các công ty, tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT về chăm sóc lúa và rau màu vụ xuân, về nuôi trồng thuỷ sản, cách phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm. Các cấp Hội đã xây dựng trên 400 mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, triển khai 25 mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi; 165 mô hình trồng trọt; 184 mô hình chăn nuôi. Tổ chức thăm quan một số mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu; tổ chức hội nghị thăm quan, trao đổi kinh nghiệm nhân rộng mô hình trang trại tổng hợp. Triển khai Đề tài "Xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt CNC 330” tại xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn; Thành lập 236 THT, 53 HTX, 02 chi hội, 12 tổ hội nghề nghiệp do tổ chức Hội Nông dân hướng dẫn, vận động, thành lập. Phối hợp tổ chức 7.586 buổi chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng phân bón, thuôc BVTV, dịch Covid - 19, dịch tả lợn Châu Phi... cho 317.338 lượt cán bộ, HVND. Triển khai 9 dự án phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuât hang hoa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bên vững trên đia ban tinh Ninh Binh như: Mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 5ha tại xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh; mô hình chuyển đổi đất kém hiệu quả sang nuôi trồng chuối, nuôi cá với tổng diện tích 5ha tại xã Yên Mỹ, huyện Yên Môvà Mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 5ha tại xã Lạng Phong, huyện Nho Quan; mô hình trồng bưởi ứng dụng công nghệ cao tổng diện tích 3ha tại xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn; 03 dự án nuôi cá nước ngọt thâm canh theo hướng ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 15ha tại Phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp; xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, xã Đồng Phong, huyện Nho Quan; dự án nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao diện tích 5ha tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn; dự án sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ với tổng diện tích 10 tại xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh;mô hình canh tác lúa cải tiến theo phương pháp SRI tại xã Ninh Hoa, Ninh Giang, huyện Hoa Lư; xã Khánh Cường, Khánh Trung huyện Yên Khanh; 05 mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi; 136 mô hình trồng trọt; 187 mô hình chăn nuôi v.v...

Phối hợp với công ty TNHH Enzyma Việt Nam tập huấn về sử dụng chế phẩm sinh học Biowish trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và bảo quản nông sản, triển khai thử nghiệm các mô hình ở các huyện Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn; phối hợp với Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tổ chức cho hội viên nông dân làm kinh tế giỏi trên địa bàn tỉnh tham gia triển lãm quốc tế chuyên ngành về thiết bị và công nghệ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Growtech; phối hợp với Công ty TNHH Nông nghiệp Phương Nam tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT về quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh Sumitri để xử lý rơm rạ thành phân bón ngay tại ruộng cho hội viên nông dân; phối hợp với Viễn thông Ninh Bình xây dựng mã tem điện tử truy xuất nguồn gốc và thương hiệu sản phẩm cho các hộ hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh và giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp an toàn của hội viên nông dân lên sàn giao dịch thương mại điện tử POSTMART...

Hôi Nông dân tinh tổ chức 4 lớp tập huấn kỹ năng sử dụng máy tính, internet và điện thoại thông minh nhằm nâng cao năng lực quản lý, sử dụng phần mềm văn bản trên Ioffis, sử dụng máy tính, internet và điện thoại thông minh cho cán bộ, hội viên nông dân. Tại các lớp tập huấn, học viên được các giảng viên hướng dẫn, chia sẻ các kiến thức về sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet; chia sẻ những hình ảnh/video về các buổi tập huấn lên nhóm chung trên mạng xã hội Zalo, facebook; giới thiệu đến các thành viên của CLB những gương hội viên nông dân có mô hình sản xuất, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi.. .đạt hiệu quả nhằm khích lệ các thành viên tìm tòi, học hỏi và chia sẻ với nhiều hội viên khác. Hướng dẫn cách khai thác, tìm hiểu thông tin liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thông tin tìm hiểu giá cả thị trường, nơi cung cấp, nơi bán các sản phẩm nông nghiệp mà trên địa bàn sinh sống đang sản xuất, kinh doanh. Thêm vào đó còn khai thác các thông tin hữu ích trên mạng để phục vụ công việc sản xuất, kinh doanh và đời sống tinh thần: các biện pháp tránh nắng nóng cho gia súc, gia cầm; cách phòng trừ bệnh bạc lá lúa, các giống lúa có khả năng cao chống bệnh lùn sọc đen: giống lúa gạo Nhật..., các giống cây con đem lại hiệu quả kinh tế cao, cách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trong những năm qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình phê duyệt danh mục các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ cho Hội Nông dân tỉnh thực hiện với tổng kinh phí gần 7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh để thực hiện đề tài trồng cây cà chua bi tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô và mô hình xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt CNC330 tại xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn; trồng bưởi ứng dụng công nghệ cao tổng diện tích 3ha tại xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn cho 3 hộ; 03 dự án nuôi cá nước ngọt thâm canh theo hướng ứng dụng công nghệ cao cho 13 hộ với tổng diện tích 15ha tại Phường Yên Bình thành phố Tam Điệp, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 5ha cho 5 hộ tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn và dự án sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ với tổng diện tích 10 ha có 54 hộ tại xã Khánh Cường huyện Yên Khánh; phối hợp với Trung tâm Khoa học Nông vận Trung ương Hội triển khai thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sản xuất Cà chua thương phẩm chất lượng cao, theo hướng VietGAP tại một số tỉnh phía Bắc” tại huyện Nho Quan, Yên Mô.

Phối hợp tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ cho trên 200 cán bộ Hội Nông dân các cấp, tổ trưởng tổ hợp tác, HTX, hộ sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh: Các nội dung, thông tin, kiến thức về vai trò, ý nghĩa của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; Thực hiện đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản địa phương; các biện pháp quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và cách thức lựa chọn sản phẩm để xác lập quyền, quy trình, thủ tục và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm nông nghiệp, đặc sản địa phương; giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nhằm giúp các đơn vị, địa phương phát triển hơn nữa các nhãn hiệu sản phẩm và chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ... Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản trên địa bàn tỉnh với số lượng 195.000 tem truy xuất nguồn gôc…

Kết quả thực hiện công tác khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn đã tuyên truyền, vận động và đưa các tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng vào thực tiễn cuộc sống giúp cho cán bộ, hội viên nông dân có thêm kiến thức, vốn, KHKT... áp dụng vào sản xuất góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, người nông dân đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc sản xuất các nông sản an toàn.

                                                                                                      Nhật Anh